Soạn bài Tình yêu và thù hận SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 18:57:38

Câu 1

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 98 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Em đã từng xem phim, nghe nhạc hay nghe kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em đã đã xem nhiều phiên bản phim khác nhau của tác phẩm Romeo và Juliet, bao gồm phiên bản kinh điển năm 1968 với Leonardo DiCaprio và Claire Danes.


1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng văn bản trang 99 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để hình dung về không gian, thời gian

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thời gian: Ban đêm.

- Không gian: Vắng vẻ.

- Lí do: Vì dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau, tình yêu của họ không nhận được sự ủng hộ của gia đình hai bên. Nếu chuyện của hai người bị phát hiện chắc chắn sẽ bị ngăn cấm, họ sẽ khó gặp được nhau.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng văn bản trang 99 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để lí giải nguyên nhân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hai dòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp, khiến cuộc sống của họ luôn bị đe dọa. Cái tên Montague và Capulet tượng trưng cho sự thù hận, bạo lực và chia rẽ. Rô-mê-ô và Giu-li-ét không muốn bị ràng buộc bởi mối thù hận này, họ muốn được tự do yêu thương và hạnh phúc.

- Rô-mê-ô và Giu-li-ét yêu nhau say đắm, nhưng tình yêu của họ bị cấm đoán bởi mối thù hận của hai dòng họ. Họ muốn được tự do yêu thương và hạnh phúc, không muốn bị ràng buộc bởi những định kiến và luật lệ xã hội. Cái tên Montague và Capulet là rào cản cho tình yêu của họ, và họ muốn khước từ nó để được bên nhau.


3

Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng văn bản trang 100 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét ở phần này, “họ” là ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra “họ” là ám chỉ ai.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Họ” là dòng họ hai bên.


1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 101 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định đề tài, nội dung bao quát

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đề tài: tình yêu và thù hận.

- Nội dung bao quát: Câu chuyện xoay quanh tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Thông qua câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lý tưởng chủ nghĩa nhân văn.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 101 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.

Phương pháp giải:

Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đoạn trích có mười sáu lời thoại, trong sáu lời thoại đầu, hai nhân vật không đối thoại với nhau, mà là độc thoại, dù có nhắc đến tên nhau trong lời thoại.

+ Trong những lời thoại của Rô-mê-ô: "Vầng dương đẹp tươi ơi..."; "Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi...", "Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ?".

+ Còn Giu-li-ét: “hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi”, “hãy thề là yêu em đi”, …

=> Sáu lời thoại đầu là những độc thoại mà các nhân vật nói về nhau, là "tiếng lòng" của nhân vật nên là các độc thoại nội tâm. Vì là lời độc thoại nội tâm nên sáu lời thoại đầu chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm. Ngôn từ mượt mà cùng cách nói ví von, so sánh rất phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực xen lẫn những bồn chồn, mong nhớ của người đang yêu.

- Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại, các lời thoại hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe, xuất hiện tính chất hỏi đáp, đối đáp.


3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 101 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Liệt kê vào bảng sau (làm vào vở) một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét.

Từ bảng trên, nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để hoàn thành bảng và nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật

Lời thoại về người yêu, tình yêu

Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu

Thái độ, hành động được thể hiện

Rô-mê-ô

- Đấy là người ta yêu!

- em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu…

- Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó...

- Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ…

- Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; 

- tôi thù ghét cái tên tôi...

- chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu..

- Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu

Giu-li-ét

- Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu…

- Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi…

- Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…

Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu

=> Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu, còn Rô-mê-ô thì sẵn sàng từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu. Điều mà Rô-mê-ô sợ là không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét. Cả hai đều ý thức được sự thù hận và nỗi lo chung của hai người là không được yêu nhau, không có được tình yêu của nhau. Chính vì thế, dù cả hai đều nhắc tới hận thù song không nhằm khơi dậy, khoét sâu hận thù mà chỉ để hướng tới vượt lên trên, bất chấp hận thù.


4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 102 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định xung đội và kiểu xung đột kịch.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Xung đột, kiểu xung đột kịch: Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận.

- Cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản: trong đoạn trích, thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật nhưng không chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.


5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 102 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Phân tích một lời độc thoại của Rô-mê-ô hoặc Giu-li-ét mà theo em là đặc sắc, thú vị.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chọn ra và phân tích lời độc thoại của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Lời độc thoại đầu tiên của Rô-mê-ô:

- Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Romeo khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Juliet.

- Trong tâm trạng đó, Romeo chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Juliet đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mỹ của nàng.

- Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.


6

Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 102 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra biểu hiện cho thấy sự phù hợp của ngôn ngữ trong câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Từ lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của hai nhân vật. Tác giả để hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình, qua đó thể hiện mối tình say đắm của hai người.

- Từ lời thoại 8 đến lời thoại 16 là lời đối thoại giữa hai người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ. Romeo đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Juliet. “Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về”.


7

Trả lời Câu hỏi 7 Suy ngẫm và phản hồi trang 102 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra nghĩa khác và tác dụng của các từ ngữ thể hiện xung đột kịch

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa chỉ những khó khăn, vất vả mà 2 người họ phải trải qua mới có thể đến được với nhau.

- Giu-li-ét nhận thức rất rõ bức tường ngăn cách tình yêu của họ là bức tường thù hận của hai dòng họ và cảm thấy tình yêu chân thành của Rô-mê-ô với sự khẳng định dứt khoát "Cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm". Bức tường thù hận được dỡ bỏ bằng chính quyết tâm của hai người, nhất là quyết tâm của Giu-li-ét "Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây".


8

Trả lời Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 102 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nguyên nhân nào khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình? Em đồng tình/ không đồng tình với điều gì trong cách ứng xử của hai nhân vật này? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra nguyên nhân cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Nguyên nhân khiến cho việc khẳng định tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị xem là chống lại dòng họ:

- Hai dòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp, khiến cho việc hai người thuộc hai dòng họ yêu nhau là điều không thể chấp nhận. Việc Rô-mê-ô và Giu-li-ét đến bên nhau là một sự xúc phạm đối với cả hai dòng họ.

- Xã hội thời kỳ đó đề cao sự phân biệt giai cấp và gia đình. Việc Rô-mê-ô và Giu-li-ét kết hôn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và vị thế của hai dòng họ.

- Các thành viên trong hai dòng họ đều có lòng kiêu hãnh và sự bảo thủ cao.Họ không muốn chấp nhận một mối quan hệ có thể làm tổn hại đến danh dự của dòng họ.

- Các thành viên trong hai dòng họ lo sợ rằng việc Rô-mê-ô và Giu-li-ét đến bên nhau sẽ dẫn đến bạo lực và xung đột. Họ muốn bảo vệ con cháu của mình khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn.

 * Em đồng tình với cách ứng xử của Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã dũng cảm theo đuổi tình yêu của mình bất chấp mọi rào cản. Họ là biểu tượng cho tình yêu đích thực, vượt qua mọi ràng buộc.


Bài đọc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"