1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 38 SGK Văn 9 Cánh diều
Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 4 câu thơ đầu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mùa xuân được miêu tả qua các từ ngữ chỉ thời gian “con én đưa thoi”, “cỏ non”, hoa lê đều là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp
2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 38 SGK Văn 9 Cánh diều
Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua các hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Chú ý các câu thơ từ 5 đến 12
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các hình ảnh: Thanh minh, tiết tháng ba, tảo mộ, đạp thanh, nô nức yến anh, sắm sửa bộ hành chơi xuân, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quần, thoi vàng vó, tro tiền giấy
3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 39 SGK Văn 9 Cánh diều
Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, sử dụng thao tác so sánh
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cảnh vật buổi sáng được miêu tả với những vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, niềm vui, sự rộn ràng, náo nức. Ngược lại, cảnh vật buổi chiều cũng đẹp nhưng lại là vẻ đẹp trầm buồn, nao nao, mất đi cái háo hức tươi vui lúc sáng. Lí do là bởi sự ảnh hưởng của lòng người khi mới bắt đầu ngày lễ hội và khi đã kết thúc.
1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều
Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Xác định bố cục của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra nội dung
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nội dung: khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh
- Bố cục: Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân
+ Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh mùa xuân
+ Đoạn 2 (8 câu tiếp): Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
+ Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều
Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Chú ý 4 dòng thơ đầu và các hình ảnh thiên nhiên
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi” vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau. “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống, hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi. Có thể nói, bốn câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống
3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều
Lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả qua những hình ảnh nào trong tám dòng thơ tiếp theo?
Phương pháp giải:
Chú ý 8 dòng thơ tiếp theo
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hình ảnh: gần xa nô nức, yến anh, chị em, bộ hành, tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quần, ngổn ngang, tro tiền giấy…
4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều
Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, sử dụng thao tác so sánh
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bức tranh thiên nhiên trong 4 dòng thơ đầu và 6 dòng thơ cuối đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân. Nhưng chúng khác nhau bởi tâm cảnh của con người.
Bức tranh mùa xuân buổi sáng vô cùng sinh động, náo nức, tinh khôi, giàu sức sống với cỏ non, cành hoa lê trắng…
Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người.“Tà tà bóng ngả về tây” gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng. Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về. Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc. Đây là cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của người thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.
5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều
Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lễ hội ngày xuân của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn từ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát....).
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Liệt kê, khái quát
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em.
- Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình
6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều
Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em thích nhất hình ảnh “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” vì đây là hai câu thơ tuyệt bích khi miêu tả cảnh mùa xuân. Không gian tràn ngập hương thơm, màu sắc non tơ, mềm mại của cỏ non. Màu xanh ấy trải dài đến tận cuối trời. Trên nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng muốt như một điểm nhấn đặc biệt. Ấy là bông hoa của mùa xuân, của sức sống, sự tinh khôi.