Trả lời Bài tập 3 trang 18 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Đọc bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương trong SGK (tr. 75) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 18 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ nào? Người bày tỏ tâm tình trong bài thơ là ai?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Người bày tỏ tâm tình trong bài thơ là người phụ nữ khao khát hạnh phúc
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 18 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong 2 câu thơ đầu
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Ở hai câu thơ đầu, tác giả đảo “tiếng gà, oán hận” lên đầu nhằm nhấn mạnh tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi “trông ra" màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 18 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Phân tích tâm trạng được thể hiện trong 2 câu thực và 2 câu luận
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- Hai câu thực: tác giả tạo ra hai hình ảnh “mõ thảm" và “chuông sầu" đối nhau, để cực tả nỗi sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên. Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình, tủi cho nỗi tủi của riêng mình. Nỗi oán hận, đau buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian “khắp mọi chòm", như kéo dài theo thời gian của những đêm dài.
- Hai câu luận: Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu. Giữa cảnh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ", buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 18 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Hai câu kết cho thấy sự thay đổi nào trong cảm xúc, tâm trạng của con người
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Hai câu kết, thay vào tâm trạng âu sầu, ảo não, bi thương đó là một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào bản thân, có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 19 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Hình tượng con người hiện lên trong bài thơ với những đặc điểm nào? Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Hình tượng con người hiện lên trong bài thơ với những đặc điểm
+ Con người thấm thía tận cùng nỗi cô đơn, buồn tủi.
+ Có niềm tin vào bản thân rằng sẽ thay đổi được số phận, tìm thấy hạnh phúc lứa đôi
→ Nhà thơ muốn gửi đến bạn đọc 1 khía cạnh khác của người phụ nữ. Bên cạnh việc đa sầu, đa cảm, nhân vật trữ tình trong bài thơ còn hiện lên vô cùng khao khát tình yêu thương, khao khát tìm được hạnh phúc cho riêng mình
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 19 SBT Văn 7 Kết nối tri thức
Phân tích giá trị biểu đạt của các từ láy trong bài thơ
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Các từ láy: văng vẳng, rầu rĩ, mõm mòm, vừa giàu giá trị biểu đạt, vừa nôm na, đậm chất dân dã.
→ Thông qua các từ láy trên, nhà thơ đã khắc họa 1 cách thành công, vô cùng sinh động, chi tiết về âm thanh xuất hiện trong bài và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Các từ láy kéo dài không gian, thời gian làm cho tâm trạng u sầu, ảo não của nhân vật trữ tình càng được nhân rộng, trải dài theo chiều không, thời gian đó