Câu 1
Trả lời Câu 1 trang 90 VTH Văn 9 Kết nối tri thức
Thông tin tóm tắt về các văn bản đọc chính trong 5 bài học của học kì 1:
Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Nội dung | Đặc điểm hình thức |
Chuyện người con gái Nam Xương | ||||
Dế Chọi | ||||
Sơn Tinh -Thủy Tinh | ||||
Nỗi niềm chinh phụ | ||||
Tiếng Đàn Mưa | ||||
Một thể thơ độc đáo của người Việt | ||||
Kim Kiều gặp gỡ | ||||
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga | ||||
Tự Tình | ||||
Người con gái Nam Xương- bi kịch của một con người | ||||
Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi | ||||
Rô- mê-ô và Giu-li-ét | ||||
Lơ xít | ||||
Bí ẩn của làn nước |
Phương pháp giải:
Xem lại các văn bản đã học
Lời giải chi tiết:
Thông tin tóm tắt về các văn bản đọc chính trong 5 bài học của học kì 1:
Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Nội dung | Đặc điểm hình thức |
Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Truyện truyền kì | Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, thế nhưng vì thói ghen tuông mù quáng của Trương Sinh mà nàng vĩnh viễn ra đi. | Dung lượng ngắn, cốt truyện đơn giản, xen lẫn các yếu tố ly kỳ và hiện thực. |
Dế Chọi | Bồ Tùng Linh | Truyện kỳ ảo | Nhân vật Thành bị ép cống nạp một con dế, thế nhưng tìm mãi không thấy con dế hợp tiêu chuẩn. Chẳng may một tai nạn khiến con của chàng nhập vào một con dế, Thành biết được sau khi con trai tỉnh lại. Nhà Thành nhờ con dế mà sống giàu sang, sung sướng suốt cuộc đời | Có những yếu tố kỳ ảo xen lẫn hiện thực. |
Sơn Tinh -Thủy Tinh | Nguyễn Nhược Pháp | Thơ | Trận chiến dành Mị Nương giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh | Truyện thơ |
Nỗi niềm chinh phụ | Đặng Trần Côn | Thơ | Nỗi niềm người chinh phụ có chồng đi chinh chiến | Được viết theo thể thơ song thất lục bát |
Tiếng Đàn Mưa | Bích Khê | Thơ | Nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ | Thể thơ 5 chữ giàu chất gợi hình, gợi tả. |
Một thể thơ độc đáo của người Việt | Dương Lâm An | Văn xuôi | Nét độc đáo của thể thơ song thất lục bát | Những lập luận rõ ràng, logic để chứng minh cái hay của thơ song thất lục bát |
Kim Kiều gặp gỡ | Nguyễn Du | Thơ | Cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều | Khung cảnh gặp gỡ giữa 2 con người, tạo nên mối tình đẹp nhưng đầy chông gai trắc trở |
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Thơ | Lực Vân Tiên gặp một toán cướp ức hiếp một cô gái nhà lành và sự nghĩa hiệp cuả chàng | Truyện thơ Nôm độc đáo, diễn tả khung cảnh nghĩa hiệp hào hùng của LVT |
Tự Tình | Hồ Xuân Hương | Thơ | Nỗi cô đơn sầu tủi của cô gái. | Diễn tả nỗi cô đơn, buồn chán bằng thể thơ Thất ngôn bát cú |
Người con gái Nam Xương- bi kịch của một con người | Nguyễn Đăng Na | Văn xuôi | Chứng minh số phận của Vũ Nương là một bi kịch | Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng rành mạch |
Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi | Trần Văn Toàn | Văn xuôi | Thông điệp sâu sắc kèm những gợi mở nhiều suy nghĩ về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi qua văn bản Thằng quỷ nhỏ. | Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng rành mạch, từ đó rút ra triết lý về một tác phẩm viết cho thiếu nhi |
Rô- mê-ô và Giu-li-ét | Wiliam Speakpear | Kịch | Câu chuyện tình cảm của hai người ở hai gia tộc đối đầu nhau | Sử dụng ngôn ngữ kịch cùng cốt truyện hấp dẫn về một bi kịch tình yêu |
Lơ xít | Cooc nây | Kịch | Câu chuyện tình yêu và danh dự | Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa vẻ đẹp của 2 nhân vật. . |
Bí ẩn của làn nước | Bảo Ninh | Văn xuôi | Nỗi đau của người cha mất vợ và con trong một trận lũ và phải chôn dấu một bí mật bất ngờ. | .Ngôn ngữ tự sự thể hiện nỗi đau khôn nguôi của nhân vật “tôi”. |
Câu 2
Trả lời Câu 2 trang 91 VTH Văn 9 Kết nối tri thức
Sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm.
Tiêu chí | Truyện truyền kì | Truyện thơ Nôm |
Chữ viết | ||
Nhân vật | ||
Ngôn ngữ |
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về hai thể loại
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm.
Tiêu chí | Truyện truyền kì | Truyện thơ Nôm |
Chữ viết | Chữ Hán | Chữ Nôm |
Nhân vật | - Thường là những người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. - Có thể xuất hiện nhân vật kỳ ảo. | - Thường là những nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, hoặc những người có số phận đặc biệt. - Ít khi xuất hiện nhân vật kỳ ảo. |
Ngôn ngữ | - Giàu hình ảnh, biểu cảm. - Sử dụng nhiều điển tích, thành ngữ. - Giọng văn trang trọng, thể hiện tính chất nghiêm túc của tác phẩm. | - Giàu tính nhạc điệu, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. - Giọng văn đa dạng, phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. |
Câu 3
Trả lời Câu 3 trang 92 VTH Văn 9 Kết nối tri thức
Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không?
Lí do:...
Phương pháp giải:
Giải thích theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không?
Có
Lí do:
Lấy ví dụ về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Bối cảnh xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ nét qua chi tiết Vũ Nương bị nghi oan, không có cơ hội để minh oan cho bản thân và buộc phải tự vẫn. Hiểu được bối cảnh này, người đọc sẽ càng cảm thông cho số phận bi thảm của Vũ Nương và đồng thời lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công.
Hay trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, bối cảnh xã hội đầy rẫy những bất công, thối nát đã góp phần tạo nên bi kịch cuộc đời của Thúy Kiều. Nàng bị vùi dập, chà đạp bởi xã hội, buộc phải bán mình chuộc cha và trải qua muôn vàn cay đắng. Hiểu được bối cảnh này, người đọc sẽ càng thêm thấu hiểu cho số phận oan nghiệt của Thúy Kiều, đồng thời căm phẫn xã hội phong kiến bất nhân.
Như vậy, việc nắm bắt không khí lịch sử, bối cảnh xã hội là một bước quan trọng để đọc hiểu tác phẩm một cách hiệu quả. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm, đồng thời có thể cảm nhận sâu sắc hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 4
Trả lời Câu 4 trang 92 VTH Văn 9 Kết nối tri thức
Những kiến thức tiếng Việt mới được học trong học kì 1:...
Những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học:...
Phương pháp giải:
Xem lại các kiến thức tiếng Việt đã học
Lời giải chi tiết:
Những kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1. Những khái niệm cần nắm vững để giải quyết các bài tập ở các bài học:
1. Nhận biết điển tích điển cố : · Một điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ. Nhưng đằng sau từ ngữ là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.
2. Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt: Các yếu tố Hán Việt đồng ấm và gần âm. Cách phân biệt: Dựa vào suy luận và tra cứu từ điển.
3. Biện pháp tu từ chơi chữ, dùng từ đồng nghĩa, gần âm hoặc cùng trường nghĩa.
4. Biện pháp tu từ điệp thanh và điệp vần :
- Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu
- Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. Ở một số bài thơ, việc gieo vần tạo được ấn tượng hoặc cảm xúc đặc biệt, có hiệu quả tu từ rõ nét, đó chính là điệp vần.
1. Chữ Nôm: · Chữ Nôm là hệ thống chữ viết căn bản theo nguyên tắc ghi âm (ghi âm tiết).
2. Chữ quốc ngữ: · Chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ viết Latinh để ghi tiếng Việt; giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự tương ứng.
3. Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.
4. Dẫn trực tiếp và gián tiếp: Dẫn trực tiếp sử dụng ngoặc kép, còn dẫn gián tiếp thì không.
5. Sử dụng tư liệu tham khảo và trích dẫn: · Khi viết, ta thường tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau để có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
6. Câu rút gọn: Câu rút gọn là câu có thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược.
7. Câu đặc biệt: Câu đặc biệt được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ. Trong những ngữ cảnh cụ thể, câu đặc biệt được sử dụng để nêu bật thông tin hoặc nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt.
Câu 5
Trả lời Câu 5 trang 93 VTH Văn 9 Kết nối tri thức
Những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học:
Tiêu chí | Nghị luận xã hội | Nghị luận văn học |
Lí lẽ | ||
Bằng chứng |
Phương pháp giải:
Xem lại các kiến thức đã học về NLXH và NLVH
Lời giải chi tiết:
Những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học:
Tiêu chí | Nghị luận xã hội | Nghị luận văn học |
Lí lẽ | - Dựa trên các lập luận logic, chặt chẽ. - Sử dụng các kiến thức về xã hội, đời sống, khoa học... | -Dựa trên các phân tích, lý giải về tác phẩm văn học. - Sử dụng các kiến thức về văn học, nghệ thuật... |
Bằng chứng | - Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, xác thực như: - Số liệu thống kê. - Ví dụ thực tế. - Phát biểu của các chuyên gia... | - Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, sinh động như: - Trích dẫn từ tác phẩm. - Phân tích chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ... |
Câu 6
Trả lời Câu 6 trang 93 VTH Văn 9 Kết nối tri thức
Những nét giống và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (ví dụ minh họa từ các bài nói và nghe đã thực hiện ở học kì 1):
Những nét giống nhau:
Những nét khác nhau:
Lời giải chi tiết:
Những nét giống và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (ví dụ minh họa từ các bài nói và nghe đã thực hiện ở học kì 1):
Những nét giống nhau: Đều sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ hình thể để làm rõ vấn đề.
Những nét khác nhau:
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề: Đưa ra ý kiến, nêu lên suy nghĩ nhận xét đưa ra lí lẽ bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến của mình.
+ Thảo luận về một vấn đề: Sẽ có nhiều ý kiến của nhiều người để cùng nhau thảo luận.