Đề bài
Câu 1. (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cử
Vươn mình trong giỏ tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đúng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm...
(Trích Tre Việt Nam trong tập Cát trắng, Nguyễn Duy NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
2. Nêu 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đa
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
3. Hình ảnh cây tre trong đoạn trích trên đã gợi lên những phẩm chất nào của con người Việt Nam?
Câu 2. (3.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu trong đoạn trích sau:
Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoài đến rất đông. Cả con bẻ cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng, chị lo xếp từng chiếc áo, gói ghém đồ đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, chị cứ lúi húi bên chiếc ba lô. Con bẻ như bị bỏ rơi, lúc đúng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên - nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? |
Phương pháp: căn cứ các thể thơ đã học.
Cách giải:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát.
2. Nêu 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Vươn mình trong gió tre đa Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành |
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học.
Cách giải:
Biện pháp tu từ được sử dụng: Nhân hóa, đảo ngữ.
3. Hình ảnh cây tre trong đoạn trích trên đã gợi lên những phẩm chất nào của con người Việt Nam? |
Phương pháp: phân tích, lí giải.
Cách giải:
Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Đoạn thơ trên nói đến những đức tính: Siêng năng, cần cù, lạc quan, giàu tình yêu thương, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, kiên cường, bất khuất,…..
Câu 2.
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý chí, nghị lực sống của con người. (Một trong những đức tính quý báu của con người mà ai cũng cần rèn luyện chính là ý chí, nghị lực).
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Ý chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
b. Phân tích
- Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.
- Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.
- Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…
d. Phản biện
- Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
- Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí, nghị lực sống của con người đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 3.
Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu trong đoạn trích sau: Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoài đến rất đông. Cả con bẻ cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng, chị lo xếp từng chiếc áo, gói ghém đồ đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, chị cứ lúi húi bên chiếc ba lô. Con bẻ như bị bỏ rơi, lúc đúng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba... a... a... ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên - nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng
+ Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Giới thiệu tác phẩm: Chiếc lược ngà
+ Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh.
+ Truyện thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Giới thiệu khái quát về tình cảm cha con của ông Sáu được thể hiện sâu sắc trong đoạn cuối.
II. Thân bài
1. Tóm tắt truyện
- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.
- Khi ông Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi. Tám năm trời cha con em chỉ biết nhau thông qua 2 tấm ảnh. Lần nghỉ phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong tấm ảnh. Đến lúc Thu nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tiếp tục đi chiến đấu. Và lần gặp mặt ấy là lần đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con Thu.
2. Phân tích
a. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu trong giây phút xa cha
– Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng.
=> Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rạch ròi của cô bé. Trong trái tim em, ba chỉ có một người mà thôi.
– Khi nhận ra ông Sáu là cha mình, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi:
+ Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao, đó là đôi mắt của đứa trẻ chưa kịp lớn đã phải đối diện với những nỗi buồn chia xa, ly biệt.
+ Nó bỗng kêu thét lên "ba" – tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người. Là tiếng kêu đầu tiên và cũng là tiếng kêu cuối cùng của cuộc đời cô bé.
+ Cô bé chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp (hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo),
+ Nó dang cả hai chân để câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé run run.
=> Tình yêu thương ba được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi. Em yêu ba, nhớ ba, mong ba. Nay tình cảm ấy mới có dịp vỡ òa ra nên vô cùng mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.
b. Tình cảm của ông Sáu dành cho con
– Trước đó, khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Và giờ đây, ông ngậm ngùi không dám lại gần con, vì sợ con gái lại tránh xa, sợ hãi mình.
- Ông Sáu trong trạng thái đau khổ khi muốn ôm ấp hình hài máu mủ của mình nhưng lại sợ bị khước từ.
=> Đó là nỗi đau khổ, đáng thương của người lính vì chiến tranh làm nên những tổn thương cho thể xác và tâm hồn.
- Trong khoảnh khắc bé Thu nhận ra ông là cha, ông đã hạnh phúc khôn cùng. Ông Sáu vỡ òa trong tiếng gọi mà ông đã khao khát suốt 8 năm.
=> Tình cảm của người cha là một tình cảm sâu sắc, thiêng liêng.
c. Ý nghĩa đoạn trích
- Đoạn trích tố cao chiến tranh phi nghĩa, đã làm nên những đau thương cho người vô tội.
- Đoạn trích cũng ca ngợi sâu sắc tình cảm thiêng liêng của đời người mà tội ác hay bom đạn không thể nào tàn phá được – tình phụ tử.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của đoạn trích
- Tình cảm của em dành cho các nhân vật.