Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
(1) Cuộc sống này vốn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ chỉ cần bạn lơ là mất cahr giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn, thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
(2) Sẽ có những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lung đi sau khi đâm vào lung bạn một vết dao.
(3) Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là “trọng tâm cuộc đời”
(Phi Tuyết, Sống như ngày mai sẽ chết)
1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
2. (0.5 điểm) Theo tác giả, cuộc sống này có những gì?
3. (1.0 điểm) Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn 2.
4. (1.0 điểm) Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần đọc hiểu: Chính những khó khăn, thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
Câu 2: (4.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày!
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Lời giải chi tiết
Phần I
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2:
Theo tác giả, cuộc sống này có những gì? |
Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu
Cách giải:
Theo tác giả, cuộc sống này có:
- hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông.
- những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng sông.
- niềm vui.
- khó khăn và cạm bẫy.
Câu 3:
Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn 2. |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu, đoạn văn
Cách giải:
- Phép thế: từ “đó” thay thế cho “những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng”
- Phép lặp: từ “đó”
Câu 4:
Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Gợi ý:
Tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng tời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, vì:
+ Điểm tựa là thứ vững chắc, nó chính là niềm tin xuất phát từ trong tâm mỗi chúng ta. Chỉ cần có điểm tựa mọi khó khăn sẽ không làm ta gục ngã.
+ Điểm tựa sẽ giúp ý chí của ta thêm vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách.
=> Qua câu nói này, tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của điểm tựa.
Phần II
Câu 1
Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần đọc hiểu: Chính những khó khăn, thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
1.Giới thiệu vấn đề: ý kiến Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
2. Giải thích vấn đề
- Khó khăn, thử thách là những trở ngại mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống.
- Nhào nặn là hoạt động, tác động làm cho biến đổi dần, hình thành nên cái mới.
=> Cả câu nói khẳng định những trở ngại trong cuộc sống góp phần giúp con người trưởng thành hơn.
3.Phân tích, bàn luận vấn đề
- Vì sao nói khó khăn thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn thành phiên bản tốt hơn?
+ Đem đến cho con người những bài học quý giá trong cuộc sống. Đó có thể là bài học về công việc, tình yêu, …
+ Rèn luyện ý chí, tôi luyện tính cách của con người.
+ Giúp con người trở nên bản lĩnh, trưởng thành hơn.
+ Giúp con người biết trân quý những thành công mình có được.
+ Giúp con người thấu hiểu lẽ đời và biết sống khiêm nhường.
…
=> Khó khăn, thử thách giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm, giúp bạn có sức mạnh, niềm tin, lòng kiên trì vượt qua mọi thử thách. Từ một con người non nớt, mềm yếu nhờ khó khăn, thử thách, nhờ vấp ngã mà bạn ngày càng trưởng thành, vững vàng và tốt đẹp hơn.
- Khó khăn, thử thách luôn hiện diện trong cuộc sống, là một phần tất yếu cuộc sống. Sau khi vượt qua khó khăn, thử thách con người sẽ có được những thành quả quý giá. Vì vậy không nên nản chí.
- Phê bản những người sống thiếu ý chí, ngại khó.
4.Liên hệ bản thân và Tổng kết
Câu 2
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày! Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
2. Phân tích, cảm nhận
Cơ sở của tình đồng chí (7 câu đầu):
- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân
+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cùng thành ngữ cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.
+ Gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước
+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.
+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.
- Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:
+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.
+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia sẻ cho nhau những tình cảm nồng ấm.
=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình, từ:
+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi”rồi “đôi tri kỉ” và “đồng chí”.
+ “Bên”, “sát” thành “chung”
-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tình cảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí.
- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.
=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
Biểu hiện của tình đồng chí:
Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:
- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.
- Thấu hiểu:
+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.
+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tìa sản quý giá để vào lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.
+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính.
=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
3. Tổng kết