Đề bài
Câu 1. (5 điểm) Đọc đoạn trích:
Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về.
Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chủ tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biển đi khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chi để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
(Trích 10 quy luật cuộc sống - Dan Sullivan Catherine Nomura, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, trang 49 - 50)
Thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b) Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh, con người cần có thái độ như thế nào đối với công việc của mình?
c) Tìm thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu: Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
d) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Câu 2. (5 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, nhè nhẹ vào làng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thấy mấy lị con nu,
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế còn có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quả chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng cho biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét xoi cho bố con ông.
Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi được đôi phần. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai, Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai
Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 169,170)
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận.
b) Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh, con người cần có thái độ như thế nào đối với công việc của mình? |
Phương pháp: căn cứ đoạn trích.
Cách giải:
Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào cần thực sự chú tâm vào công việc mình làm. Làm việc bằng niềm vui, sự phấn khởi và lòng tự hào về những gì làm được.
c) Tìm thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu: Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn. |
Phương pháp: căn cứ bài Câu ghép.
Cách giải:
Câu văn trên là câu ghép đực nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Nếu … thì
- Chủ ngữ 1: Bạn
- Vị ngữ 1: muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích
- Chủ ngữ 2: Bạn
- Vị ngữ 2: sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
d) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm trong công việc. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
Gợi ý:
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống
II. Thân đoạn:
1. Giải thích:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập, …
- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh.
- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh.
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ.
- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý.
- Được lòng tin của mọi người.
- Thành công trong công việc và cuộc sống.
4. Phản đề
- Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...
III. Kết đoạn: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.
- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp.
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.
Câu 2.
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với đứa con út: Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út đã cho ta thấy tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, với kháng chiến thật cảm động.
2. Thân bài:
a. Trước hết đoạn trích đã thể hiện tình yêu tha thiết của ông hai dành cho làng chợ Dầu:
- Mặc dù, về mại lí trí, ông đã quyết định “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, nhưng về mặt tình cảm, ông không thể chấp nhận sự thật ấy.
- Trái tim ông vẫn hướng về làng chợ Dầu, tự bản thân ông luôn coi mình là người dân làng chợ Dầu. Ông hỏi đứa con Út: “nhà con ở đâu?”, “Thế con có thích về làng chợ Dầu không?” nhưng chính là đang bộc bạch tình cảm của mình.
b. Bên cạnh đó, đoạn trích đã thể hiện tình cảm của ông Hai dành cho kháng chiến.
- Ông xúc động, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai bên má” khi thằng Húc, con ông, dù còn nhỏ tuổi đã biết “mạnh bạo và rành rọt” “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Ông nói thủ thỉ với nó “ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhi” nhưng cũng là để bộc bạch tình cảm của chính mình.
- Dù bị đẩy vào tình cảnh tủi nhục, bế tắc; ông vẫn tin tưởng vào kháng chiến, vào cụ Hồ: “anh em đồng chí biết cho bố con ông, Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
- Ông khẳng định tấm lòng trung thành tuyệt đối dành cho cách mạng, cho kháng chiến: “cái lòng bố con ông là thế, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”, ông đặt lòng trung thành trên cả cái chết.
c. Nghệ thuật:
Để làm nổi bật tình cảm chân thành, mộc mạc và rất đỗi mãnh liệt của ông Hai dành cho làng, cho đất nước, tác giả đã thành công trong việc sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật.
3. Kết bài
Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vât trong đoạn trích và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.