Tiếng Anh 9 4 CLIL Science: The science of happiness

2024-09-14 19:03:50

Bài 1

1. Read and listen to the article. What is the name for the chemicals that help to create our emotions?

(Đọc và nghe bài viết. Tên của chất hóa học giúp tạo ra cảm xúc của chúng ta là gì?)

The science of happiness

What makes us happy? Spending time with friends, playing our favourite sport, eating a big piece of cake, so on. Surprisingly, the things that make us happy haven’t changed much since the time the first humans lived in caves and hunted to survive. Social contact, physical exercise and delicious food have always made human beings happy. Why? The answer is simple. Emotions helped the first humans to survive. When we do something that increases our chance of survival, such as making friends with someone or eating high-calorie food, our brain rewards us with feelings of happiness. We will repeat the action in the future to get the same feeling.

So, how exactly do our bodies produce feelings of happiness?

First, receptors in the mouth, eyes, nose, skin or ears receive information from our environment. For example, when we eat something delicious, taste receptors in the mouth receive the information and send electrical impulses. Cells called neurons carry the electrical impulses around the body. At the ending of the neuron cell, the impulse passes to another neuron cell, but the two cells do not touch. There is a small gap between the two cells called a synapse. The signal is carried across the synapse by special chemicals called neurotransmitters, which attach to receptor molecules on the receiving cell. The neurotransmitters dopamine, serotonin and endorphins have a very important role in creating the brain’s reward for useful behaviour: happiness.

Tạm dịch bài đọc:

Khoa học về hạnh phúc

Điều gì làm chúng ta hạnh phúc? Dành thời gian với bạn bè, chơi môn thể thao yêu thích, ăn một miếng bánh lớn, v.v. Điều đáng ngạc nhiên là những điều khiến chúng ta hạnh phúc không hề thay đổi nhiều kể từ thời con người đầu tiên sống trong hang động và săn bắt để sinh tồn. Tiếp xúc xã hội, tập thể dục và đồ ăn ngon luôn khiến con người hạnh phúc. Tại sao? Đáp án rất đơn giản. Cảm xúc đã giúp những người đầu tiên tồn tại. Khi chúng ta làm điều gì đó giúp tăng cơ hội sống sót, chẳng hạn như kết bạn với ai đó hoặc ăn thức ăn có hàm lượng calo cao, não sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc. Chúng ta sẽ lặp lại hành động đó trong tương lai để có được cảm giác tương tự.

Vậy chính xác thì cơ thể chúng ta tạo ra cảm giác hạnh phúc như thế nào?

Đầu tiên, các cơ quan thụ cảm ở miệng, mắt, mũi, da hoặc tai nhận thông tin từ môi trường của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta ăn một món gì đó ngon, cơ quan thụ cảm vị giác trong miệng sẽ nhận thông tin và gửi các xung thần kinh. Các tế bào được gọi là tế bào thần kinh truyền tải các xung thần kinh đi khắp cơ thể. Ở cuối tế bào thần kinh, xung thần kinh truyền đến tế bào thần kinh khác, nhưng hai tế bào không chạm vào nhau. Có một khe nhỏ giữa hai tế bào gọi là xinap. Tín hiệu được truyền qua xinap bằng các hóa chất đặc biệt gọi là chất dẫn truyền thần kinh, chúng gắn vào các phân tử thụ thể trên tế bào tiếp nhận. Các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, serotonin và endorphin có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra cảm giác hạnh phúc của não cho hành vi có ích.

Lời giải chi tiết:

The chemicals that help to create our emotions are called neurotransmitters.

(Các hóa chất giúp tạo ra cảm xúc của chúng ta được gọi là chất dẫn truyền thần kinh.)


Bài 2

2. Check the meaning of the words in blue in the text.

(Kiểm tra nghĩa của các từ màu xanh trong văn bản.)

Lời giải chi tiết:

- brain: não bộ

- receptors: thụ thể

- electrical impulses: xung thần kinh

- cells: tế bào

- neurons: tế bào thần kinh

- synapse: xinap

- neurotransmitters: chất dẫn truyền thần kinh


Bài 3

3. Read the article again. Answer the questions.

(Đọc lại bài viết. Trả lời các câu hỏi.)

1. According to the text, what is the purpose of emotions?

(Theo bài đọc, mục đích của cảm xúc là gì?)

2. What do receptors do when they receive information from our environment?

(Các cơ quan thụ cảm sẽ làm gì khi nhận được thông tin từ môi trường của chúng ta?)

3. What is a synapse?

(Xinap là gì?)

4. How does the electrical impulse go from one neuron to another?

(Xung thần kinh truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác như thế nào?)

Lời giải chi tiết:

1. The purpose of emotions is to reward behavior that increases our chances of survival.

(Mục đích của cảm xúc là để khen thưởng cho hành vi làm tăng cơ hội sống sót của chúng ta.)

Thông tin: Emotions helped the first humans to survive. When we do something that increases our chance of survival, such as making friends with someone or eating high-calorie food, our brain rewards us with feelings of happiness.

(Cảm xúc đã giúp những người đầu tiên tồn tại. Khi chúng ta làm điều gì đó giúp tăng cơ hội sống sót, chẳng hạn như kết bạn với ai đó hoặc ăn thức ăn có hàm lượng calo cao, não sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc.)

2. Receptors receive the information and send electrical impulses.

(Cơ quan thụ cảm nhận thông tin và gửi các xung thần kinh.)

Thông tin: First, receptors in the mouth, eyes, nose, skin or ears receive information from our environment. For example, when we eat something delicious, taste receptors in the mouth receive the information and send electrical impulses.

(Đầu tiên, các cơ quan thụ cảm ở miệng, mắt, mũi, da hoặc tai nhận thông tin từ môi trường của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta ăn một món gì đó ngon, cơ quan thụ cảm vị giác trong miệng sẽ nhận thông tin và gửi các xung thần kinh.)

3. A synapse is a small gap between two neuron cells where neurotransmitters carry signals across.

(Xinap là một khe nhỏ giữa hai tế bào thần kinh, nơi các chất dẫn truyền thần kinh mang tín hiệu đi qua.)

Thông tin: There is a small gap between the two cells called a synapse. The signal is carried across the synapse by special chemicals called neurotransmitters, which attach to receptor molecules on the receiving cell.

(Có một khe nhỏ giữa hai tế bào gọi là xinap. Tín hiệu được truyền qua xinap bằng các hóa chất đặc biệt gọi là chất dẫn truyền thần kinh, chúng gắn vào các phân tử thụ thể trên tế bào tiếp nhận.)

4. The electrical impulse travels from one neuron to another through neurotransmitters attaching to receptor molecules on the receiving cell.

(Xung thần kinh truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác thông qua các chất dẫn truyền thần kinh gắn với các phân tử thụ thể trên tế bào nhận.)

Thông tin: At the ending of the neuron cell, the impulse passes to another neuron cell, but the two cells do not touch. There is a small gap between the two cells called a synapse. The signal is carried across the synapse by special chemicals called neurotransmitters, which attach to receptor molecules on the receiving cell.

(Ở cuối tế bào thần kinh, xung thần kinh truyền đến tế bào thần kinh khác, nhưng hai tế bào không chạm vào nhau. Có một khe nhỏ giữa hai tế bào gọi là xinap. Tín hiệu được truyền qua xinap bằng các hóa chất đặc biệt gọi là chất dẫn truyền thần kinh, chúng gắn vào các phân tử thụ thể trên tế bào tiếp nhận.)


Bài 4

4. USE IT! (Thực hành!)

Read the information about dopamine, serotonin and endorphin then choose the sentence from A-C to complete each paragraph.

(Đọc thông tin về dopamine, serotonin và endorphin sau đó chọn câu từ A-C để hoàn thành mỗi đoạn văn.)

Dopamine

This neurotransmitter plays an important part in the brain’s reward system. If you are enjoying a bar of chocolate, your body produces more dopamine and you feel good. (1) _____ Dopamine is also important for sleep.

Serotonin

An increase in serotonin makes you feel happy. (2) _____ Your body produces serotonin when you exercise and when you are in the sun. In winter, when the days are shorter and there isn’t much sunshine, a lot of people experience feelings of sadness.

Endorphins

If you hurt yourself or if you are feeling stressed, your body will produce endorphins to block the pain signals. But you don’t need to be in pain to produce more endorphins: (3) _____

 

A. Exercise, laughter and spicy food can have the same effect.

(Tập thể dục, cười đùa và ăn đồ cay đều có thể có tác dụng tương tự.)

B. Your brain is rewarding you for eating all those calories!

(Bộ não của bạn đang thưởng cho bạn vì đã ăn hết số calo đó!)

C. Like dopamine, it also helps you to sleep.

(Giống như dopamine, nó cũng giúp bạn ngủ ngon.)

Lời giải chi tiết:

1. B

2. C

3. A

Dopamine

This neurotransmitter plays an important part in the brain’s reward system. If you are enjoying a bar of chocolate, your body produces more dopamine and you feel good. Your brain is rewarding you for eating all those calories! Dopamine is also important for sleep.

Serotonin

An increase in serotonin makes you feel happy. Like dopamine, it also helps you to sleep. Your body produces serotonin when you exercise and when you are in the sun. In winter, when the days are shorter and there isn’t much sunshine, a lot of people experience feelings of sadness.

Endorphins

If you hurt yourself or if you are feeling stressed, your body will produce endorphins to block the pain signals. But you don’t need to be in pain to produce more endorphins: Exercise, laughter and spicy food can have the same effect.

Tạm dịch bài đọc:

Dopamine

Chất dẫn truyền thần kinh này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khen thưởng của não. Nếu bạn đang thưởng thức một thanh sô cô la, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều dopamine hơn và bạn cảm thấy dễ chịu. Bộ não của bạn đang thưởng cho bạn vì đã ăn tất cả lượng calo đó! Dopamine cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ.

Serotonin

Sự gia tăng serotonin khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Giống như dopamine, nó cũng giúp bạn ngủ ngon. Cơ thể bạn sản xuất serotonin khi bạn tập thể dục và khi bạn ở dưới ánh nắng mặt trời. Vào mùa đông, khi ngày ngắn hơn và không có nhiều nắng, nhiều người cảm thấy buồn bã.

Endorphins

Nếu bạn bị thương hoặc nếu bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ sản xuất endorphin để chặn các tín hiệu đau. Nhưng bạn không cần phải đau để sản sinh ra nhiều endorphin hơn: Tập thể dục, cười đùa và ăn đồ cay đều có thể có tác dụng tương tự.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"