Giải Bài 11: Đọc: Cái trống trường em SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

2024-09-13 15:49:29

Phần I

Khởi động:

Tiếng trống trường báo cho em biết điều gì?

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh hoặc dựa vào thực tế việc học ở trường của em.

Lời giải chi tiết:

Tiếng trống trường báo cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, giờ ra về.


Phần II

Bài đọc:


CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

 

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên gia

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

 

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Từ ngữ

Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.


Phần III

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ thứ 1 và 2.

Lời giải chi tiết:

Bạn học sinh đã kể về trống trường trong những ngày hè là: Ngày hè, học sinh được nghỉ học. Trường học chỉ còn trống và tiếng ve. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền.


Câu 2

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối đặc biệt là hai câu cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới đến.


Câu 3

Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như đối với một người bạn.


Cây 4

Câu 4: Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của bạn học sinh đối với trống trường như đối với một người bạn thân thiết.


Phần IV

Luyện tập theo văn bản đã học

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại bài thơ để tìm từ ngữ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ nói về trống trường như nói về con người là: ngẫm nghĩ, vui mừng, buồn.


Câu 2

Câu 2: Nói và đáp:

a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường

b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè

Phương pháp giải:

Em tập cách nói và đáp lời tạm biệt.

Lời giải chi tiết:

a.

- Học sinh: Trống ơi, tạm biệt cậu nhé! Bọn mình về nghỉ hè đây. Cậu đừng buồn quá nhé!

- Trống: Tạm biệt mọi người! Hẹn gặp lại vào năm học mới nhé!

b.

- Tôi: Tạm biệt mọi người nhé! Nghỉ hè vui vẻ nhé!

- Bạn: Tạm biệt mọi người! Hẹn gặp lại vào năm học mới nhé!


Ghi nhớ

- Nội dung chính: Tình cảm yêu thương, gắn bó của các bạn học sinh đối với cái trống trường.

- Liên hệ bản thân: Cảm nhận được niềm vui được đến trường, bồi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu quý trường lớp.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"