Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 29 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế về lịch sử Việt Nam
Lời giải chi tiết:
Những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình
- Trải qua nhiều cuộc chiến tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Nỗ lực thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc để hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước.
- Tích cực tham gia các phong trào hòa bình và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, và các diễn đàn khu vực
Ý nghĩa:
- Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác.
- Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và phát triển với các quốc gia khác.
1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 29 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Thông tin
Ngày 27/01/1973 tại Pari, Thủ đô nước Cộng hoà Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã kí chính thức “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Hiệp định đã nêu rõ, Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Với việc Hiệp định được kí kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc kế tiếp nhau ròng rã hơn ba mươi năm trên đất nước ta đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Đồng bào miền Nam nhất định sẽ cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau như con một nhà, xoá bỏ thủ hẳn nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng, chung sức đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện độc lập thật sự, thực hiện các quyền tự do dân chủ và hoà hợp dân tộc, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang 443-447)
a. Sự kiện Việt Nam và Hoa Ký kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam? Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ, cứu nước?
b. Em hãy nêu những biểu hiện của hòa bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hòa bình là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ thông tin để trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Sự kiện ký kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi lớn cho dân tộc Việt Nam:
- Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ.
- Hiệp định Pari đánh dấu thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, kết thúc hơn ba mươi năm chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
Ý nghĩa của những thay đổi đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước:
- Việt Nam có thể tập trung nguồn lực vào việc khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước và đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
- Với sự tôn trọng quyền tự quyết và tự do dân chủ, người dân miền Nam có thể cùng nhau đoàn kết, xoá bỏ thủ hận nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng xây dựng đất nước.
- Việc tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ sẽ giúp đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân, tạo nền tảng cho một xã hội ổn định và phát triển.
b. Những biểu hiện của hòa bình được thể hiện qua thông tin trên:
- Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, kết thúc sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam được quyền tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ.
- Đồng bào miền Nam cùng nhau đoàn kết, xoá bỏ thủ hận nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng xây dựng đất nước.
- Hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; không phân biệt tôn giáo, sắc tộc
2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 30 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Thông tin 1
Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
(Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4 (2011), NXB Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, trang 534)
Thông tin 2
Trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành 19 000 phi vụ rãi hơn 80 triệu lít các chất độc hoá học, trong đó có 366 kg đi-ô-xin trong 3 735 ngày xuống gần 26 000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam.
(Theo Nỗi đau da cam (2012), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội)
a. Từ thông tin 1, theo em để bảo vệ hoà bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào?
b. Từ thông tin 2, theo em việc Quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào? Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hoà bình.
c. Em hãy cho biết để bảo vệ hoà bình cần phải thực hiện các biện pháp nào.
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ thông tin 1 để đưa ra câu trả lời phù hợp
b. Em đọc kĩ thông tin 2 để chỉ ra hậu quả của hành động của quân đội Mỹ và làm rõ sự cần thiết bảo vệ hòa bình
c. Em dựa vào kiến thức trong sách và hiểu biết thực tiễn để trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Những biện pháp nhân dân Việt Nam đã thực hiện để bảo vệ hòa bình
- Nhân nhượng thể hiện thiện chí hòa bình
- Đứng lên đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ Tổ quốc
b. Hậu quả của việc Quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam
- Khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân của chất độc màu da cam
- Để lại nhiều bệnh tật và di chứng cho các thế hệ sau này
Sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình
- Việc bảo vệ hòa bình ngăn chặn những đau thương, mất mát xảy đến với con người
- Bảo đảm cho sự phát triển bền vững và an lành của các thế hệ tương lai
- Giúp bảo vệ con người khỏi những tác động thảm khốc của chiến tranh và bảo đảm một cuộc sống bình yên, không bị đe dọa bởi những mối nguy hại như chất độc hóa học
c. Các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ hòa bình
- Chủ động giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tránh để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh
- Tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán, trung gian, hòa giải và các biện pháp hòa bình khác
3
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 32 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin
Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá huỷ. Toàn bộ nền kinh tế của các nước châu Âu bị tê liệt, số tiền nợ nước ngoài tăng vọt. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai hoạ do cuộc chiến tranh gây nên.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 369-370)
a. Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
b. Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó.
c. Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ thông tin và tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài để trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Nhận xét: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại
- 10 triệu người chết, 19 triệu người bị thương, 3,5 triệu người bị tàn phế
- Nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt và cầu cống bị phá hủy
- Toàn bộ nền kinh tế các nước châu Âu tê liệt
- Những hậu quả nặng nề chủ yếu do quần chúng lao động ở chính quốc và thuộc địa gánh chịu
b. Ví dụ về xung đột sắc tộc: Xung đột sắc tộc ở Rwanda năm 1994 giữa hai dân tộc Hutu và Tutsi là một ví dụ điển hình. Cuộc xung đột này đã dẫn đến một cuộc diệt chủng đẫm máu, với khoảng 800.000 người Tutsi và Hutu ôn hòa bị giết hại trong vòng chỉ 100 ngày.
Hậu quả: không chỉ là con số người chết kinh hoàng, mà cuộc xung đột còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế, xã hội, và tâm lý cho đất nước Rwanda. Hàng triệu người phải tị nạn, nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy, và sự thù hận giữa các dân tộc kéo dài.
c. Cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc vì chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tổn thất
1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 33 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại
B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hòa bình
C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa
D. Các nước khi đã có hòa bình thì không cần phải bảo vệ hòa bình
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý kiến và dựa vào kiến thức đã học trong bài để nêu quan điểm. Giải thích lí do cụ thể
Lời giải chi tiết:
A. Đồng tình. Hòa bình không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của toàn nhân loại.
B. Không đồng tình. Hòa bình là mong ước của tất cả các quốc gia và mọi người, không chỉ giới hạn ở những quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh
C. Không đồng tình. Có những cuộc chiến tranh chính đáng, chẳng hạn như cuộc chiến tranh chống lại sự áp bức và bất công
D. Không đồng tình. Ngay cả khi đã có hòa bình thì các quốc gia vẫn cần phải bảo vệ và duy trì trạng thái đó
2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 33 SGK GDCD 9 Cánh diều
Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hòa bình và khát vọng hòa bình
B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện
C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình
D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội họa,…
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình để đưa ra các việc làm cụ thể mà học sinh có thể thực hiện góp phần bảo vệ hòa bình
Lời giải chi tiết:
Cả 4 hình thức và việc làm trên học sinh đều có thể tham gia để tuyên truyền và bảo vệ hòa bình.
Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình mà còn trang bị kiến thức và kĩ năng để trở thành những người ủng hộ hòa bình tích cực.
3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và nêu nhận xét của em về các ý kiến của mỗi nhân vật.
Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. K lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ trường hợp và đưa ra nhận xét dựa vào kiến thức đã học trong bài
Lời giải chi tiết:
- Đồng tình với ý kiến của K. Giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại, ngoại giao, và hợp tác quốc tế là con đường đúng đắn hơn, giúp xây dựng hòa bình lâu dài và ổn định. Sử dụng biện pháp hòa bình sẽ giảm thiểu tổn thất về con người và tài nguyên, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự hợp tác và phát triển chung.
- Không đồng tình với ý kiến của T. Sử dụng sức mạnh vũ trang có thể mang lại sự chấm dứt xung đột trong ngắn hạn, nhưng nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Thường thì bạo lực chỉ dẫn đến vòng xoáy mới của sự trả thù và xung đột.
4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy trình bày hiểu biết của em về lời dạy của Bác
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lời dạy, lời nhắc nhở sâu sắc và ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.
- Nhấn mạnh công lao của các vua Hùng trong việc dựng nước
- Nhấn mạnh trách nhiệm, nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải cùng nhau giữ gìn và bảo vệ đất nước
1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng đã có cống hiến cho hòa bình và chia sẻ với các bạn trong lớp
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế và tìm kiếm thêm các thông tin trên mạng để hoàn thành
Lời giải chi tiết:
1. Nelson Mandela
Nelson Mandela, người từng là Tổng thống Nam Phi, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi. Ông đã trải qua 27 năm trong tù trước khi được thả tự do và dẫn dắt đất nước Nam Phi đến một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Mandela đã giành giải Nobel Hòa bình năm 1993 vì những nỗ lực của ông trong việc thúc đẩy hòa bình và hòa giải tại Nam Phi. Câu chuyện của ông là minh chứng cho sự kiên trì, lòng dũng cảm và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.
2. Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào giành độc lập Ấn Độ, đã sử dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động (ahimsa) để chống lại sự cai trị của thực dân Anh. Phương pháp của Gandhi đã truyền cảm hứng cho nhiều phong trào đấu tranh vì quyền con người và hòa bình trên toàn thế giới. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc thúc đẩy hòa bình, công lý và lòng khoan dung giữa các dân tộc.
3. Malala Yousafzai
Malala Yousafzai, nhà hoạt động giáo dục trẻ em và người trẻ tuổi nhất từng nhận giải Nobel Hòa bình, đã đứng lên chống lại Taliban để bảo vệ quyền được học của các bé gái tại Pakistan. Năm 2012, Malala bị Taliban ám sát nhưng may mắn sống sót và tiếp tục cuộc đấu tranh của mình. Câu chuyện của Malala là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho sự can đảm và quyết tâm đấu tranh vì quyền giáo dục và bình đẳng giới.
2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 34 SGK GDCD 9 Cánh diều
Từ những hiểu biết về hòa bình và bảo vệ hòa bình, em hãy viết một đoạn ngắn/sáng tác một bài thơ/vẽ tranh/thiết kế thông điệp bày tỏ nguyện vọng của em về một thế giới hòa bình
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế để hoàn thành
Lời giải chi tiết: