Giải mục 1 trang 12, 13 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 19:31:10

KP1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 12 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Cho hàm số y=f(x)=x+1. Với mỗi x1, kí hiệu S(x) là diện tích của hình thang giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x), trục hoành và hai đường thẳng vuông góc với Ox tại các điểm có hoành độ 1 và x.

 

a) Tính S(3).

b) Tính S(x) với mỗi x1.

c) Tính S(x). Từ đó suy ra S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên [1;+).

d) Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x). Chứng tỏ rằng F(3)F(1)=S(3). Từ đó nhận xét về cách tính S(3) khi biết một nguyên hàm của f(x).

Phương pháp giải:

a, b) Gọi các điểm A, B, C, D là các đỉnh của hình thang như hình vẽ. Tính độ dài các cạnh AD, BCAB, rồi sử dụng công thức tính diện tích hình thang SABCD=(AD+BC).AB2 để tính S(3) ở câu a và S(x) ở câu b.

c) Sử dụng công thức đạo hàm để tính S(x) và kết luận.

d) Tính nguyên hàm của f(x), sau đó tính F(3)F(1), so sánh với S(3)

Lời giải chi tiết:

a) Gọi các điểm A, B, C, D là các đỉnh của hình thang như hình vẽ. Dễ thấy rằng ABCD là hình thang vuông có hai đáy là ADBC, chiều cao là AB.

Ta có AB=31=2, AD=2BC=4. Do đó diện tích hình thang ABCD là:

S(3)=(2+4).22=6.

b) Tương tự câu a, nhưng hoành độ của Bx, ta suy ra tung độ của Cx+1.

Ta có AB=x1, AD=2, BC=x+1. Do đó diện tích hình thang ABCD là:

S(x)=(AD+BC).AB2=(2+x+1)(x1)2=(x+3)(x1)2=x2+2x32

c) Ta có S(x)=2x+22=x+1=f(x). Vậy S(x) là một nguyên hàm của f(x).

d) Do F(x) là một nguyên hàm của f(x), ta có:

F(x)=f(x)dx=(x+1)dx=x22+x+C

Suy ra F(3)=322+3+C=152+CF(1)=122+1+C=32+C

Như vậy ta có F(3)F(1)=(152+C)(32+C)=6=S(3).

Do đó, để tính S(3) khi biết một nguyên hàm của f(x), ta thực hiện tính nguyên hàm F(x) của f(x), sau đó ta tính F(3)F(1), từ đó tính được S(3)=F(3)F(1).


TH1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 13 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x)=ex, trục hoành, trục tung và đường thẳng x=1.

Phương pháp giải:

Tìm một nguyên hàm F(x) của hàm số f(x), sau đó sử dụng công thức để tính diện tích hình thang cong S=F(b)F(a).

Lời giải chi tiết:

Ta có hàm số y=f(x)=ex liên tục và dương trên đoạn [0;1].

Ta có f(x)dx=exdx=ex+C, từ đó suy ra F(x)=ex là một nguyên hàm của f(x)=ex.

Diện tích hình thang cong cần tính là: S=F(1)F(0)=e1e0=e1.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"