Bài 1.20 trang 16 SBT giải tích 12

2024-09-14 19:33:58

Tìm cực trị của các hàm số sau:

LG a

\(y = \sin 2x\)

Phương pháp giải:

Do tính tuần hoàn của hàm số nên ta chỉ xét trên đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\)

- Tính \(y'\), tìm nghiệm trong đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\).

- Tính \(y''\) và xét dấu của \(y''\) tại các điểm tìm được ở trên.

- Kết luận:

+ Tại điểm mà \(y''\) mang dấu âm thì là điểm cực đại.

+ Tại điểm mà \(y''\) mang dấu dương thì là điểm cực tiểu.

Lời giải chi tiết:

\(y = \sin 2x\)               

Hàm số có chu kỳ \(T = \pi \)

Xét hàm số \(y = \sin 2x\) trên đoạn \({\rm{[}}0;\pi {\rm{]}}\) , ta có:

\(y' = 2\cos 2x\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow \cos 2x = 0 \) \(\Leftrightarrow 2x = \frac{\pi }{2} + k\pi  \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + \frac{{k\pi }}{2}\)

Mà \( x\in [0;\pi] \Rightarrow \left[ \matrix{
x = {\pi \over 4} \hfill \cr 
x = {{3\pi } \over 4} \hfill \cr} \right.\)

Lại có: \(y'' =  - 4\sin 2x\);

\(y''\left( {\dfrac{\pi }{4}} \right) =  - 4\sin \left( {2.\dfrac{\pi }{4}} \right) =  - 4 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại \(x = \dfrac{\pi }{4}\) và \({y_{CD}} = y({\pi  \over 4}) = 1\)

\(y''\left( {\dfrac{3\pi }{4}} \right) =  - 4\sin \left( {2.\dfrac{3\pi }{4}} \right) =  4 > 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x = \dfrac{3\pi }{4}\) và \({y_{CT}} = y({{3\pi } \over 4}) =  - 1\)

Vậy trên R ta có:

\({y_{CĐ}} = y({\pi  \over 4} + k\pi ) = 1;\)

\({y_{CT}} = y({{3\pi } \over 4} + k\pi ) =  - 1,k \in Z\)

Cách khác:

y = sin2x

Hàm số có chu kỳ T = π

Xét hàm số y=sin2x trên đoạn [0;π], ta có:

y' = 2cos2x

y' = 0 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{4}\\x = \frac{{3\pi }}{4}\end{array} \right.\)

Bảng biến thiên:

Do đó trên đoạn [0;π] , hàm số đạt cực đại tại π/4 , đạt cực tiểu tại 3π/4 và yCD = y(π/4) = 1; yCT = y(3π/4) = −1

Vậy trên R ta có:

y = y(π/4 + kπ) = 1;

yCT = y(3π/4 + kπ) = −1, k∈Z.


LG b

\(y = \cos x - \sin x\)

Phương pháp giải:

Do tính tuần hoàn của hàm số nên ta chỉ xét trên đoạn \({\rm{[}} - \pi ;\pi {\rm{]}}\)

- Tính \(y'\), tìm nghiệm trong đoạn \({\rm{[}} - \pi ;\pi {\rm{]}}\).

- Tính \(y''\) và xét dấu của \(y''\) tại các điểm tìm được ở trên.

- Kết luận:

+ Tại điểm mà \(y''\) mang dấu âm thì là điểm cực đại.

+ Tại điểm mà \(y''\) mang dấu dương thì là điểm cực tiểu.

Lời giải chi tiết:

Hàm số tuần hoàn chu kỳ \(\pi\) nên ta xét trên đoạn \({\rm{[}} - \pi ;\pi {\rm{]}}\).

Ta có: \(y' =  - \sin x - \cos x = 0\) \( \Leftrightarrow \sin x =  - \cos x\) \( \Leftrightarrow \tan x =  - 1 \Leftrightarrow x =  - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \).

Do \(x \in \left[ { - \pi ;\pi } \right]\) nên \(\left[ \begin{array}{l}x =  - \dfrac{\pi }{4}\\x = \dfrac{{3\pi }}{4}\end{array} \right.\).

Lại có \(y'' =  - \cos x + \sin x\);

+) \(y''\left( { - \dfrac{\pi }{4}} \right) =  - \cos \left( { - \dfrac{\pi }{4}} \right) + \sin \left( { - \dfrac{\pi }{4}} \right) =  - \sqrt 2  < 0\) nên \(x =  - \dfrac{\pi }{4}\) là điểm cực đại của hàm số và \({y_{CD}} = y\left( { - \dfrac{\pi }{4}} \right) = \sqrt 2 \).

+) \(y''\left( {\dfrac{{3\pi }}{4}} \right) =  - \cos \left( {\dfrac{{3\pi }}{4}} \right) + \sin \left( {\dfrac{{3\pi }}{4}} \right) = \sqrt 2  > 0\) nên \(x = \dfrac{{3\pi }}{4}\) là điểm cực tiểu của hàm số và \({y_{CT}} = y\left( {\dfrac{{3\pi }}{4}} \right) =  - \sqrt 2 \).

Vậy trên \(\mathbb{R}\) thì \({x_{CD}} =  - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \) là điểm cực đại của hàm số và \({y_{CD}} = y\left( { - \dfrac{\pi }{4} + k\pi } \right) = \sqrt 2 \); \({x_{CT}} = \dfrac{{3\pi }}{4} + k\pi \) là điểm cực tiểu của hàm số và \({y_{CT}} = y\left( {\dfrac{{3\pi }}{4} + k\pi } \right) =  - \sqrt 2 \)

Cách khác:

Hàm số tuần hoàn chu kỳ nên ta xét trên đoạn [−π;π].

y′ = − sinx – cosx

y′ = 0 ⇔ tanx = −1 ⇔ x = −π4 + kπ, k∈Z

Lập bảng biến thiên trên đoạn [−π;π]

Hàm số đạt cực đại tại x = −π4 + k2π , đạt cực tiểu tại x = 3π4 + k2π (k∈Z) và

y = y(−π4 + k2π) = √2;

yCT = y(3π4 + k2π) = −√2 (k∈Z).


LG c

\(y = {\sin ^2}x\)

Phương pháp giải:

Do tính tuần hoàn của hàm số nên ta chỉ xét trên đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\)

- Tính \(y'\), tìm nghiệm trong đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\).

- Lập bảng biến thiên và kết luận.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(y = {\sin ^2}x = \frac{{1 - \cos 2x}}{2} = \frac{1}{2} - \frac{1}{2}\cos 2x\)

Do đó, hàm số đã cho tuần hoàn với chu kỳ \(\pi \).

Ta xét hàm số \(y = {1 \over 2} - {1 \over 2}\cos 2x\) trên đoạn \({\rm{[}}0;\pi {\rm{]}}\).

y′ = sin2x

\(y' = 0 \Leftrightarrow \sin 2x = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{{k\pi }}{2}\)

Vì \(x \in \left[ {0;\pi } \right]\) nên \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{\pi }{2}\\x = \pi \end{array} \right.\).

Lập bảng biến thiên trên đoạn \(\left[ {0,\pi } \right]\)

Từ đó, ta thấy hàm số đạt cực tiểu tại \(x = k.{\pi  \over 2}\) với \(k\) chẵn, đạt cực đại tại \(x = k.{\pi  \over 2}\) với \(k \) lẻ, và \({y_{CT}} = y(2m\pi ) = 0\); \({y_{CĐ}} = y((2m + 1){\pi  \over 2}) = 1(m \in Z)\).

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"