Bài 1.93 trang 42 SBT giải tích 12

2024-09-14 19:34:32

Đề bài

Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau đây:

A. Hàm số \(y = {x^3} - 5\) có hai cực trị.

B. Hàm số \(y = \dfrac{{{x^4}}}{4} + 3{x^2} - 5\) luôn đồng biến.

C. Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3x - 2}}{{5 - x}}\) là \(y =  - 3\).

D. Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3{x^2} - 2x + 5}}{{{x^2} + x + 7}}\) có hai tiệm cận đứng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xét tính đúng sai của các đáp án, dựa và cách xét tính đơn điệu của hàm số, các tìm điểm cực trị của hàm số, cách tìm các đường TCĐ, TCN của đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết

Đáp án A: Xét hàm \(y = {x^3} - 5\) có \(y' = 3{x^2} \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) và không có cực trị.

A sai.

Đáp án B: Xét hàm \(y = \dfrac{{{x^4}}}{4} + 3{x^2} - 5\) là hàm đa thức bậc bốn trùng phương nên không thể xảy ra trường hợp luôn đồng biến.

B sai.

Đáp án C: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3x - 2}}{{5 - x}}\) có TCN \(y =  - 3\).

C đúng.

Đáp án D: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3{x^2} - 2x + 5}}{{{x^2} + x + 7}}\) không có TCĐ vì \({x^2} + x + 7 > 0,\forall x\).

D sai.

Chọn C.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"