Bài 1 trang 216 SBT giải tích 12

2024-09-14 19:35:52

LG a

Xác định a, b, c, d để đồ thị của các hàm số: y = x2 + ax + b và y = cx + d cùng đi qua hai điểm M(1; 1) và B(3; 3).

Lời giải chi tiết:

a và b thỏa mãn hệ phương trình :

\(\left\{ {\matrix{{1 + a + b = 1} \cr {9 + 3a + b = 3} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{a + b = 0} \cr {3a + b = - 6} \cr} } \right. \Leftrightarrow\left\{ {\matrix{{a = - 3} \cr {b = 3} \cr} } \right.\)

c và d thỏa mãn hệ phương trình:

\(\left\{ {\matrix{{c + d = 1} \cr {3c + d = 3} \cr} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{c = 1} \cr {d = 0} \cr} } \right.} \right.\)


LG b

Vẽ đồ thị của các hàm số ứng với các giá trị a, b, c và d tìm được trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi hai đường cong trên.

Lời giải chi tiết:

(H.90) Ta có hai hàm số tương ứng là:  y = x2 – 3x + 3  và y = x

Vậy \(S = \int\limits_1^3 {\left[ {x - \left( {{x^2} - 3x + 3} \right)} \right]dx} \) \( = \int\limits_1^3 {\left( { - {x^2} + 4x - 3} \right)dx}  \) \( = \left. {\left( { - \dfrac{{{x^3}}}{3} + 2{x^2} - 3x} \right)} \right|_1^3 \) \( = 0 - \left( { - \dfrac{4}{3}} \right) = \dfrac{4}{3}\) (đơn vị diện tích)


LG c

Tính thể tích của vật thể tròn xoay sinh bởi hình phẳng trên quay quanh trục hoành.

Lời giải chi tiết:

V = V1 – V2 , trong đó V1 là thể tích vật thể tròn xoay sinh ra do quay hình thang ACDB  quanh trục Ox , Vlà thể tích vật thể tròn xoay  sinh ra do quay hình thang cong ACDB quanh trục Ox.

Ta có:

\({V_1} = \pi \int\limits_1^3 {{x^2}dx}  = \pi .\left. {\dfrac{{{x^3}}}{3}} \right|_1^3 \) \(= \pi \left( {9 - \dfrac{1}{3}} \right) = \dfrac{{26\pi }}{3}\)

\({V_2} = \pi \int\limits_1^3 {{{\left( {{x^2} - 3x + 3} \right)}^2}dx} \) \( = \pi \int\limits_1^3 {\left( {{x^4} + 9{x^2} + 9 - 6{x^3} - 18x + 6{x^2}} \right)dx} \) \( = \pi \int\limits_1^3 {\left( {{x^4} - 6{x^3} + 15{x^2} - 18x + 9} \right)dx} \) \( = \left. {\pi \left( {\dfrac{{{x^5}}}{5} - \dfrac{{6{x^4}}}{4} + \dfrac{{15{x^3}}}{3} - \dfrac{{18{x^2}}}{2} + 9x} \right)} \right|_1^3\) \( = \pi \left( {\dfrac{{81}}{{10}} - \dfrac{{37}}{{10}}} \right) = \dfrac{{22\pi }}{5}\)

Vậy \(V = {{26} \over 3}\pi  - {{22} \over 5}\pi  = {{64} \over {15}}\pi \)   (đơn vị thể tích)

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"