Bài 3.33 trang 130 SBT hình học 12

2024-09-14 19:37:35

Đề bài

Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng d và d’ cho bởi các phương trình sau:

a) \(d:\dfrac{{x + 1}}{1} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z + 3}}{3}\)  và \(d':\dfrac{{x - 1}}{3} = \dfrac{{y - 5}}{2} = \dfrac{{z - 4}}{2}\)

b) \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = t}\\{y = 1 + t}\\{z = 2 - t}\end{array}} \right.\)  và  \(d':\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 9 + 2t'}\\{y = 8 + 2t'}\\{z = 10 - 2t'}\end{array}} \right.\)

c)  \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x =  - t}\\{y = 3t}\\{z =  - 1 - 2t}\end{array}} \right.\)  và \(d':\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{y = 9}\\{z = 5t'}\end{array}} \right.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lý thuyết về vị trí tương đối của hai đường thẳng.

Xem chi tiết tại đây.

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(\overrightarrow {{u_d}}  = (1;2;3)\) và \(\overrightarrow {{u_{d'}}}  = (3;2;2)\)

Suy ra  \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {{u_d}} ,\overrightarrow {{u_{d'}}} } \right] = ( - 2;7; - 4)\)

Ta có \({M_0}( - 1;1; - 2) \in d,{M_0}'(1;5;4) \in {\rm{d'}}\)\( \Rightarrow \overrightarrow {{M_0}{M_0}'}  = (2;4;6)\)

Ta có \(\overrightarrow n .\overrightarrow {{M_0}{M_0}'}  =  - 4 + 28 - 24 = 0\).

Vậy đường thẳng \(d\) và \(d’\) đồng phẳng và khác phương, nên \(d\) và \(d’\) cắt nhau.

b) Ta có \(\overrightarrow {{u_d}}  = (1;1; - 1)\) và \(\overrightarrow {{u_{d'}}}  = (2;2; - 2).{M_0}(0;1;2) \in d\)

Vì \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\overrightarrow {{u_{d'}}}  = 2\overrightarrow {{u_d}} }\\{{M_0} \notin d'}\end{array}} \right.\) (tọa độ M0 không thỏa mãn d’) nên hai đường thẳng d và d’ song song.

c) d có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {{u_d}}  = ( - 1;3; - 2)\)

d’ có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {{u_{d'}}}  = (0;0;5)\)

Gọi \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {{u_d}} ,\overrightarrow {{u_{d'}}} } \right] = (15;5;0) \ne \overrightarrow 0 \)

Ta có \({M_0}(0;0; - 1) \in d\)

\(M{'_0}(0;9;0) \in d'\)\( \Rightarrow \overrightarrow {{M_0}M{'_0}}  = (0;9;1),\) \(\overrightarrow n .\overrightarrow {{M_0}M{'_0}}  = 45 \ne 0\)

Vậy \(d\) và \(d’\) là hai đường thẳng chéo nhau.

hoctot.me

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"