Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương IV - Giải tích 12

2024-09-14 19:42:37

Đề bài

Câu 1. Cho số phức z = - 1 + 3i. Phần thực và phần ảo của \(\overline z \) là:

A. – 1 và 3.               

B. – 1 và – 3 .

C. 1 và – 3 .                   

D. – 1 và – 3i .

Câu 2. Số phức z = 1 – 2i có điểm biểu diễn là:

A. M(1 ; 2).                 

B. M(1 ; - 2) .

C. M(- 1; 2).                 

D. M(- 1 ; - 2).

Câu 3. Nghịch đảo của số phức z = 1 + i là ;

A. \(\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2}i\).          

B. \(\dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{2}i\).

C. 1 – i              

D. – 1 + i.

Câu 4. Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A biểu diễn số phức  z1 = 1 + 2i, B là điểm thuộc đường thẳng y = 2 sao cho tam giác OAB cân tại  O . Điểm B biểu diễn số phức nào trong các số phức sau đây ?

A. z = - 1 + 2i.  

B. z = 1 – 2i.

C. z = 3 + 3i  

D. z = 3 – 3i.

Câu 5. Cho biểu thức \(B = \left( {2 + 3i} \right)\left( {3 - i} \right) + \left( {2 - 3i} \right)\left( {3 + i} \right)\). Giá trị của B là ;

A. B = 1.                     B. B = 18i.

C. B = 18.                    D. B = 0.

Câu 6. Phương trình bậc hai trên tập số phức có thể có mấy nghiệm ?

A. 1                

B. 2                                

C. 0                

D. Cả A và B đều đúng .

Câu 7. Tìm số thực x , y sao cho \(\left( {1 - 2i} \right)x + \left( {1 + 2i} \right)y = 1 + i\).

A. \(x = \dfrac{1}{4}\,,\,\,y = \dfrac{3}{4}\).

B. \(x = \dfrac{1}{4}\,,\,\,y =  - \dfrac{3}{4}\).

C. \(x =  - \dfrac{1}{4}\,,\,\,y = \dfrac{3}{4}\).       

D. \(x =  - \dfrac{1}{4}\,,\,\,y =  - \dfrac{3}{4}\).

Câu 8. Gọi M và N lần lượt là điểm biểu diễn của các số phức \({z_1},\,{z_2}\) khác 0. Khi đó khẳng định nào sau đây sai ?

 

A. \(|{z_2}| = ON\).    

B. \(|{z_1}| = OM\).

C. \(|{z_1} - {z_2}| = MN\).  

D. \(|{z_1} + {z_2}| = MN\).

Câu 9.Tập điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn \(|z{|^2} = {z^2}\) là:

A. Cả mặt phẳng.                                  

B. Đường thẳng 

C. Một điểm.                                      

D. Hai đường thẳng .

Câu 10. Cho số phức \(z = \dfrac{{i - m}}{{1 - m\left( {m - 2i} \right)}}\,\,(m \in R)\). Giá trị của m để |z| lớn nhất là :

A. m = 1.                            B. m = - 1 .

C. m = \(\dfrac{1}{2}\).                          D. m = 0.

 

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

B

B

A

C

6

7

8

9

10

D

A

D

B

D

 Lời giải chi tiết 

Câu 1.

Ta có: \(z =  - 1 + 3i \Rightarrow \overline z  =  - 1 = 3i\)

+ Phần thực là \( - 1\)

+ Phần ảo là \( - 3\)

Chọn đáp án B.

Câu 2.

Điểm biểu diễn của số phức \(z = 1 - 2i\) là \(M\left( {1; - 2} \right)\)

Chọn đáp án B.

Câu 3.

Ta có: \(\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{1 + i}} = \dfrac{{1 - i}}{{1 - {i^2}}} = \dfrac{{1 - i}}{2} \)\(\,= \dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{2}i\)

Chọn đáp án B.

Câu 4.

Điểm \(A\left( {1;2} \right)\) .Gọi \(B\left( {b;2} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {OA}  = \left( {1;2} \right),\;\overrightarrow {OB}  = \left( {b;2} \right)\)

\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {OA}  = \left( {1;2} \right) \Rightarrow OA = \sqrt 5 \\\overrightarrow {OB}  = \left( {b;2} \right) \Rightarrow OB = \sqrt {{b^2} + 4} \end{array} \right.\\ \Rightarrow \sqrt {{b^2} + 4}  = \sqrt 5  \Leftrightarrow b =  \pm 1.\)

Khi đó \(B\left( { - 1;2} \right) \Rightarrow z =  - 1 + 2i\)

Chọn đáp án A.

Câu 5.

Ta có: \(B = \left( {2 + 3i} \right)\left( {3 - i} \right) + \left( {2 - 3i} \right)\left( {3 + i} \right) \)\(\,= 6 - 2i + 9i + 3 + 6 + 2i - 9i + 3 \)\(\,= 18\)

Chọn đáp án C.

Câu 6.

Phương trình bậc hai trên tập số phức có thể có 1 nghiệm hoặc 2 nghiệm.

Chọn đáp án D.

Câu 7.

Ta có: \(\left( {1 - 2i} \right)x + \left( {1 + 2i} \right)y = 1 + i \)

\(\Leftrightarrow x + y - 1 - \left( {2x - 2y + 1} \right)i = 0\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y = 1\\2x - 2y =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =   \dfrac{1}{4}\\y =   \dfrac{3}{4}\end{array} \right.\)

Chọn đáp án A.

Câu 8.

Giả sử \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} = a + bi \to \left| {{z_1}} \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}}  = OM\\{z_2} = m + ni \to \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {{m^2} + {n^2}}  = ON\end{array} \right. \\ \Rightarrow \left| {{z_1} + {z_2}} \right| = \sqrt {{{\left( {a + m} \right)}^2} + {{\left( {b + n} \right)}^2}} \)

Mà \(MN = \sqrt {{{\left( {b - n} \right)}^2} + {{\left( {a - m} \right)}^2}} \)

Chọn đáp án D.

Câu 9.

Ta có: \(|z{|^2} = {z^2} \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = {\left( {a + bi} \right)^2}\)

\(\Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = {a^2} + 2abi - {b^2}\)

\( \Leftrightarrow 2{b^2} = 2abi \Leftrightarrow b = ai\)

Tập điểm biểu diễn số phức z là một đường thẳng

Chọn đáp án B.

Câu 10.

Ta có:

\(z = \dfrac{{i - m}}{{1 - m\left( {m - 2i} \right)}}\)

\(\;\;\;= \dfrac{{i - m}}{{1 - {m^2} + 2mi}} = \dfrac{{i - m}}{{ - {{\left( {i - m} \right)}^2}}} \)

\(\;\;\;= \dfrac{1}{{m - i}} = \dfrac{{m + i}}{{{m^2} + 1}}\)

Khi đó \(\left| z \right| = \sqrt {\dfrac{{{m^2} + 1}}{{{{\left( {{m^2} + 1} \right)}^2}}}}  = \sqrt {\dfrac{1}{{{m^2} + 1}}}  \le 1\)

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(m = 0\)

Chọn đáp án D.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

 

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"