1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 160 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Kẻ bảng sau vào vở và nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phong cách sáng tác của trào lưu, trường phái văn học qua các tác phẩm thơ:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) | ||
Tràng giang (Huy Cận) | ||
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) | ||
Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) | ||
Thu điếu (Nguyễn Khuyến) |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) | Phong cách cổ điển | - Sử dụng nhiều điển tích, điển cố - Hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ |
Tràng giang (Huy Cận) | Phong cách lãng mạn | - Trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời |
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) | Phong cách lãng mạn | - Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình. |
Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) | Phong cách cổ điển | - Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán. |
Thu điếu (Nguyễn Khuyến) | Phong cách cổ điển | - Hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ - Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. - Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công |
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 160 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Kẻ bảng sau vào vở và nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phong cách sáng tác của trào lưu, trường phái văn học qua các tác phẩm truyện, kí:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Lão Hạc (Nam Cao) | ||
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) | ||
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | ||
Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) | ||
Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Lão Hạc (Nam Cao) | Phong cách hiện thực | - Văn bản phản ánh hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng. |
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) | Phong cách lãng mạn. | Thạch Lam là cây bút thuộc dòng văn học lãng mạn, “Hai đứa trẻ" là truyện không có cốt truyện, được bắt đầu bằng những cảm xúc mơ hồ, mong manh của nhân vật. Chính vì thế, truyện cứ nhẹ nhàng, không có diễn biến, không có cao trào nhưng lại lôi cuốn người đọc. |
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | Phong cách hiện thực | Tác giả lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. |
Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) | Phong cách hiện thực | Đây là những trang văn châm biếm sắc sảo cái xã hội mà ông gọi là "chó đểu". Sở dĩ có được những tiếng cười "nhếch miệng" mà chua chát về thân phận con người như vậy là bởi nhà văn đã dày dạn vốn sống, có một chiều sâu suy tư và kinh nghiệm cuộc đời. |
Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) | Phong cách lãng mạn. | Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả những xúc cảm rung động đầu đời giữa 2 nhân vật trong văn bản |
3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 160 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Kẻ bảng sau vào vở và sắp xếp các tác phẩm văn học dưới đây vào ô phù hợp:
Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Tràng giang (Huy Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Lão Hạc (Nam Cao).
Văn học trung đại Việt Nam | Văn học hiện đại Việt Nam |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Văn học trung đại Việt Nam | Văn học hiện đại Việt Nam |
Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) | Tràng giang (Huy Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Lão Hạc (Nam Cao) |
4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 161 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Kẻ bảng sau vào vở, chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết thể loại của các văn bản Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng), Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc).
TT | Văn bản, tác giả | Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 | Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | |
2 | Cái giá trị làm người (trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng) | |
3 | Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc) |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
TT | Văn bản, tác giả | Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 | Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | - Văn bản đã ghi lại những sự việc trong tục “lên lão" của một ngôi làng nọ, tục lệ này có liên quan đến tín ngưỡng của làng này. - Có số liệu xác thực về số cân nặng của con gà dùng để thờ cúng. - Miêu tả hành động luộc gà rất độc đáo. - Thủ pháp tâm lí và cách miêu tả cận cảnh. |
2 | Cái giá trị làm người (trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng) | - Phản ánh lại sự kiện những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ "bán người", chỉ mong có được một "thầy kí", "cô đầm" nào đây rước về làm việc vặt. - Có sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí như phỏng vấn, đối thoại… để đảm bảo tính xác thực của tư liệu. |
3 | Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc) | - Những sự kiện được ghi chép hằng ngày, cẩn thận - Có đánh số ngày, tháng, năm - Có địa điểm cụ thể - Yếu tố phi hư cấu |
5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 161 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu một số biểu hiện về đặc điểm thể loại của các văn bản kịch đã học (làm vào vở):
TT | Văn bản, tác giả | Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 | Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra (trích Quan thanh tra, Gô-gôn) | |
2 | Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện, Mô-li-e) | |
3 | Thật và giả (trích Con nai đen, Nguyễn Đình Thi) |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
TT | Văn bản, tác giả | Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 | Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra (trích Quan thanh tra, Gô-gôn) | - Tình huống kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. Đây là tình huống đặc trưng của hài kịch vì đã thể hiện sự trào phúng, châm biếm sâu cay, mang tính thời sự. -Xung đột kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp - một kẻ bị nhận nhầm là chính khách- mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. -Thủ pháp trào phúng -Ngôn ngữ kịch |
2 | Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện, Mô-li-e) | -Ngôn ngữ trong vở kịch gần với đời sống và đậm tính gây cười -Tình huống hài kịch: sự hà tiện đã khiến cho Ác-pa-gông lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện của mọi người xung quanh, lão đều mặc định cho rằng đang nói về đống tiền của lão -Xung đột kịch: +Lão ta mất tiền rồi lẫn tự nắm tay mình mà đòi nợ “A tôi đây mà. Trí óc tôi loạn rồi”, đã gây ra những xung đột ở những hồi sau. +Đó là xung đột nảy sinh giữa lão và con cái lão, giữa lão và đầy tớ. -Thủ pháp trào phúng |
3 | Thật và giả (trích Con nai đen, Nguyễn Đình Thi) | -Xung đột kịch: Những xung đột ngầm âm ỉ dồn nén trong nội tâm nhân vật: -Nhà vua tức giận, phẫn nộ trước những lời nói dối của mọi người, nhưng cũng chính bởi lời nói dối, nhà vua biết được tình cảm của ai dành cho mình mới là thật lòng. -Nhân vật kịch -Ngôn ngữ kịch -Thủ pháp trào phúng |
6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 161 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Qua các văn bản bi kịch và hài kịch đã học (ở lớp 11 và 12), hãy chỉ ra một số điểm khác biệt giữa hai thể loại này (làm vào vở):
Các yếu tố | Bi kịch | Hài kịch |
Xung đột kịch | ||
Hành động kịch | ||
Nhân vật kịch | ||
Ngôn ngữ kịch | ||
Hiệu ứng thẩm mĩ |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố | Bi kịch | Hài kịch |
Xung đột kịch | Những mâu thuẫn không thể giải quyết, kết thúc bằng sự thảm bại, hoặc cái chết của nhân vật | Phát sinh từ sự sai lệch với chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ |
Hành động kịch | Hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. | Hành động của nhân vật, gắn với tình huống hài kịch, thể hiện thủ pháp trào phúng |
Nhân vật kịch | Con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao quý, nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện. | Mọi tầng lớp trong xã hội có cách ứng xử trái với lẽ thường |
Ngôn ngữ kịch | - Tỉ lệ độc thoại của nhân vật bi kịch, trong tương quan với đối thoại, thường cao hơn so với các thể loại kịch khác. - Lời đối thoại của nhân vật bi kịch có khuynh hướng độc thoại hoá, mang tính tuyên ngôn, hùng biện và biểu cảm sâu sắc. | Gắn với đời sống và đậm tính gây cười |
Hiệu ứng thẩm mĩ | Thủ pháp trào phúng |
7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật và cho ví dụ.
b. Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp nghịch ngữ và cho ví dụ.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.Ngôn ngữ trang trọng: cấu trúc ngữ pháp thường dài, phức tạp hơn, sử dụng cấu trúc đầy đủ, rõ ràng
VD: Tôi viết thư này với mục đích hỏi xem quý công ty có vị trí trống nào vào mùa đông này hay không.
Ngôn ngữ thân mật: cấu trúc ngữ pháp đơn giản hơn, độ chính xác không cần tuyệt đối, thường có tiếng lóng, biệt ngữ địa phương,... và có thể thể hiện được cảm xúc của người nói
VD: Mê mấy ông ấy ghê! Họ ngầu quá trời!
b.Nghịch ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau và nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ.
- Để tạo sự mâu thuẫn, phi lí, nhưng lại rất tự nhiên, biện chứng.
- Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu
VÍ DỤ:
- “Công việc khai hóa người Ma rốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn.”
- “Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói “ giáo dục” người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.”
(Hồ Chí Minh)
+ Trong sinh hoạt hằng ngày:
Đẹp kinh khủng, hiền dễ sợ, ngon ghê, ấm ghê gớm,...
+ Đầu đề của các tác phẩm văn học:
Sống mòn (Nam Cao), Ngựa người và người ngựa (Nguyễn Công Hoan), Kẻ sát nhân lương thiện ( Lại Văn Long),...
8
Trả lời Câu hỏi 8 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Cho ví dụ về lỗi câu mơ hồ, lỗi logic và nêu cách sửa
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
VD: Tôi thương vợ anh như anh. [mơ hồ nghĩa, không biết là thương vợ anh như thương anh hay thương vợ anh như anh thương vợ anh]
Sửa: Tôi thương vợ anh như thương anh.
9
Trả lời Câu hỏi 9 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Nêu một số lưu ý về:
a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
b. Cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
c. Cách viết bài văn nghị luận về một vấn để có liên quan đến tuổi trẻ.
d. Cách thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước; cách nghe một bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
- Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của để bài.
- Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa - xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện,...).
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Bố cục bài viết gồm ba phần:
Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm thơ và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.
Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng/ khác biệt về đặc điểm/ giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/ hình thức hoặc điểm tương đồng/ khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề
Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm; những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm; nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.
b.
Đối chiếu dàn ý bài nói với bảng kiểm để luyện tập cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học (tho) cho khoa học. Lưu ý:
- Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh tác giả, tác phẩm; sơ đồ so sánh, bảng biểu;...) để tăng tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.
- Lựa chọn cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, hấp dẫn người nghe.
- Kết hợp giọng điệu với nét mặt, cử chỉ, lời nói,... sao cho phù hợp.
- Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời cho thuyết phục, mạch lạc.
c.
Lưu ý: Đề bài viết hấp dẫn, bạn nên chọn những vấn đề xã hội được nhiều người trẻ quan tâm, đang có những ý kiến, quan điểm trái ngược nhau và có ý nghĩa với chính bạn.
- Mục đích của bài viết là gì?
- Người đọc bài viết của bạn là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của bạn?
- Sau khi xác định được đề tài, hãy tìm kiếm và thu thập tài liệu cần thiết phục vụ cho bài viết qua các kênh như sách báo, tạp chí, internet hoặc phát phiếu điều tra, khảo sát ý kiến cho những người quan tâm. Tài liệu và ý tưởng thu thập được có thể xoay quanh những nội dung như:
- Những quan điểm, ý kiến xoay quanh vấn đề xã hội bạn đang quan tâm;
- Những lí lẽ, bằng chứng liên quan đến (những) quan điểm, ý kiến cụ thể;
- Những biểu hiện, quan điểm ý kiến trái chiều, tiêu cực (nếu có);
- Những điều chưa được bàn đến hoặc cần được trao đổi sâu hơn về vấn đề.
d.
- Giải thích và xác định các biểu hiện của vấn đề muốn trình bày
Phân tích vấn đề: Lí giải mặt tốt/ xấu, tích cực/ tiêu cực,... của vấn đề; lí giải sự ảnh hưởng/ tác động của vấn đề đến (những) cơ hội phát triển và/ hay thách thức đặt ra với đất nước; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động liên quan đến vấn đề; chú ý đến những hành động cụ thể để nắm bắt cc hội và khắc phục, đối phó với thách thức.
10
Trả lời Câu hỏi 10 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai kiểu bài: bức thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm và bức thư trao đổi công việc.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Giống: hình thức viết bức thư
Bức thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm | Bức thư trao đổi công việc | |
Khác | - Trao đổi về một vấn đề trong cuộc sống - Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc | - Trao đổi thông tin cả 2 bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc, nhằm đạt được kết quả mong đợi |
11
Trả lời Câu hỏi 11 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu một số lưu ý khi tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khi tranh luận, bạn cần:
- Tuân thủ quy tắc lượt lời, không cướp lời.
- Tôn trọng ý kiến khác với quan niệm của mình.
- Nêu câu hỏi về những vấn đề bản thân chưa hiểu rõ.
- Tập trung thảo luận, tranh luận về các ý kiến, không công kích cá nhân.
12
Trả lời Câu hỏi 12 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý khái quát
1. Mở bài
Có hai cách mở bài:
a. Cách 1:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm thứ nhất.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm thứ hai.
- Dẫn dắt đến vấn đề cần so sánh (hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai chi tiết...). Thông thường, có thể sử dụng câu chuyên như: Tuy sáng tác ở hai giai đoạn vãn học khác nhau (hoặc tuy phong cách nghệ thuật khác nhau...) nhưng cả hai tác phẩm đều hướng đến thể hiện...
b. Cách 2:
- Dẫn dắt từ vấn đề chung, điểm chung của hai đối tượng.
- Sau đó dẫn dắt đến từng đối tượng, trích dẫn văn bản
Ví dụ: Nỗi nhớ là đề tài bất tận của thơ ca. Cùng viết về nỗi nhớ, trong bài thơ A của B có viét.. .trong bài thơ C của nhà thơ D có viết:...
2. Thân bài: Người viết cần đảm bảo đủ bốn luận điểm cơ bản sau:
* Luận điểm 1: Khái quát chung
- Nêu ngắn gọn, khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm thứ nhất.
- Nêu ngắn gọn, khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm thứ hai.
(Nếu là hai đoạn văn bản thuộc cùng một tác phẩm thì sẽ giới thiệu khái quát giá trị nội dung của tác phẩm).
* Luận điểm 2: Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất.
Sử dụng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, bám sát văn bản để làm sáng tỏ đối tượng so sánh thứ nhất.
* Luận điểm 3: Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai.
Sử dụng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, bám sát văn bản để làm sáng tỏ đối tượng so sánh thứ hai.
* Luận điểm 4: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt:
+ Điểm tương đồng: Tương đồng về nội dung; tương đồng về nghệ thuật (nếu một cách ngắn gọn, không cần phân tích kĩ, sẽ dễ bị lặp ý)
+ Điểm khác biệt: Khác biệt về nội dung, khác biệt về nghệ thuật
+ Lí giải sự khác biệt: những nguyên nhân thường gặp là do bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử, do phong cách nhà văn, quan điểm sáng tác.
3. Kết bài:
Khẳng định vấn đề nghị luận, khẳng định giá trị của tác phẩm (hai tác phẩm). Có thể nếu cảm nghĩ riêng của bản thân