Chuẩn bị
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 20 SGK Văn 12 Cánh diều
Liên hệ với các bài học môn Lịch sử để có thêm thông tin về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920 – 1925 của thế kỉ XX
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920-1925, Việt Nam đang chịu sự chi phối của thực dân Pháp. Các phong trào dân tộc, yêu nước đã bắt đầu nổi lên mạnh mẽ, với việc hình thành các tổ chức và phong trào đấu tranh độc lập. Những năm này đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và chống Pháp. Các nhà lãnh đạo và nhà cách mạng như Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã bắt đầu lãnh đạo phong trào dân chủ, đấu tranh cho quyền lợi và giành lại độc lập dân tộc.
1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 21 SGK Văn 12 Cánh diều
Mở đầu truyện có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
+ Mở đầu truyện tác giả đã rất khéo léo khi khơi gợi trí tò mò của người đọc. Đó là “Hắn” ở đây là ai?
+ Cấu trúc câu văn ngắn gọn, giàu tính biểu cảm và bộc lộ ra được cảm xúc của nhân vật.
2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 21 SGK Văn 12 Cánh diều
Nhân vật “tôi” bị “nhầm” với ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm nghĩ đó là vua Khải Định.
3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 22 SGK Văn 12 Cánh diều
Hình dung những gì diễn ra sau dấu ba chấm của câu: “Đúng lúc đó thì…”
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
+ Có thể đó là 1 ý tưởng mới nảy sinh ra trong đầu của nhân vật.
+ Hoặc có 1 sự việc bất chợt nào xảy ra lúc đó gây bất ngờ cho nhân vật.
4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 22 SGK Văn 12 Cánh diều
Những câu chuyện kể ở đây có dụng ý gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Dụng ý ở đây là so sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo “một cách rất khôi hài”, “phải trả những nghìn rưỡi phơ - răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công - gô, hôm nay chúng mình có mất tý tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?”, và họ còn cho rằng các nhà hát, nhất là các nhà hát múa rối còn có ý định ký giao kèo thuê hắn. Đó là một sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biếm rất sâu sắc.
5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 23 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý giọng điệu mỉa mai của tác giả.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Được thể hiện qua các cụm từ “những bậc khai hóa” trong câu văn “Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”
+ Sự đón tiếp tưởng như tốt đẹp nhưng đồng bào ta lại luôn nhận những lời chào từ chúng bằng những từ như “Hắn đấy”, “Xem hắn kìa”.
+ Câu văn: “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa”, “giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi”
🡪 Giọng điệu mỉa mai được bộc lộ 1 cách đầy rõ ràng qua từng chữ, từng câu văn mà Bác viết.
1
Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều
Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần trong văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Phần 1: Tường thuật đoạn đối thoại của đôi thanh niên nam nữ người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm về Hoàng đế An Nam.
Phần 2: Nhân vật tôi bình luận về cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam
Phần 3: Nhân vật tôi bình luận mỉa mai về thái độ của người Pháp đối với mình và những người Việt Nam khác.
2
Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều
Truyện viết về sự việc gì? Có những nhân vật nào xuất hiện trực tiếp và nhân vật nào được nói tới trong câu chuyện? Tình huống của truyện “Vi hành” độc đáo như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Truyện viết về sự việc:
+Vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây.
+Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội.
+Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.
- Nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện: Đôi trai gái người Pháp.
- Nhân vật được nói tới trong câu chuyện: vua Khải Định và thực dân Pháp.
- Tình huống độc đáo của truyện “Vi hành”:
+Truyện mở đầu bằng một tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Đó là 1 tình huống vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay.
+Nhầm lẫn của chính phủ Pháp bất cứ người An Nam nào cũng đều cho là vị hoàng đế.
+Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lý nhưng lại rất có lý bởi người Tây khó phân biệt được bộ mặt của người da vàng và người Châu âu. Hình ảnh Khải Định hiện lên qua sự nhầm lẫn đó vừa khách quan mà cũng thật hài hước.
3
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều
Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trước hết cặp đôi trai gái người Pháp đã nhận lầm Người là 1 đấng Hoàng thượng vi hành dù Người không phải là vua. Và chính điều này đã tạo ra cho câu chuyện cùng một lúc mang nhiều ý nghĩa. Nó tạo ra một cái cớ và một góc độ độc đáo cho bức biếm họa có một không hai về Khải Định. như những gì cặp đôi này nhận xét thì Khải Định nào có ra dáng một ông vua đang vi hành, trông chỉ thấy hình ảnh một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao. Từ những lời phán xét có vẻ xấu tính nhưng đầy khách quan của cặp đôi người Pháp, bản chất của một vị vua như Khải Định hiện lên thật chân thực đó là sự lố lăng, lòe loẹt, và hài hước
Trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy, thân là vua nhưng chẳng có lấy một chút tôn nghiêm, thậm chí còn bị coi rẻ, nhưng dĩ nhiên Khải Định chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra điều ấy. Thử hỏi làm sao vị vua này có thể quản lý cả một đất nước với cái khí chất yếu hèn này đây.
Từ cảnh “vi hành” đầy lố bịch của vua Khải Định, tác giả đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình.
Thế nhưng ở Khải Định thì sao, ta thấy điều gì đây? Một ông vua lấy cái cớ “vi hành” để thỏa mãn thú vui chơi, đã vi hành thì buộc phải kín đáo và bình thường nhất có thể, nhưng không Khải Định đã hoàn toàn làm ngược lại, phô trương và hợm hĩnh.
Đặc biệt cái sự “vi hành” của Khải Định chẳng đem lại một lợi ích cao cả nào cho nhân dân xứ An Nam mà cốt chỉ là để thỏa mãn cái lòng ham chơi của mình. Tưởng như câu chuyện sẽ chấm dứt khi đôi trai gái người Pháp xuống tàu, từ chỗ một người dân bị nhầm lẫn với đấng Hoàng thượng, đến chỗ bây giờ thì mọi người dân An Nam trên đất Tây đều có thể bị coi là đấng Hoàng thượng.
4
Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diềuv
Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế”
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Đoạn văn miêu tả bọn thực dân Pháp, đặc biệt là bọn mật thám và chính phủ Pháp. Ngay đến chính phủ Pháp còn không thể nhận ra được khách thật của mình thế nên “bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt”
+ Tác giả đã tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương đồng thời đả kích chế độ mật thám Pháp xâm hại quyền tự do cá nhân của người dân thuộc địa. + Phê phán chính sách ngu dân, đầu độc dân thuộc địa của bọn thực dân Pháp.
5
Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều
Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Sức mạnh đả kích của thiên truyện:
+Bằng việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh sắc sảo, sâu cay đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn, bản chất xấu xa của bọn thực dân, tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân và lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu
+Khắc hoạ chân dung tên vua bù nhìn thật sự sinh động, ấn tượng với vẻ ngoài lố bịch và những hành động lúng túng.
+Đả kích các chính sách bảo hộ, luận điệu bịp bợm, xảo trá “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp
+Không chỉ mỉa mai tên vua bù nhìn mà còn lên án cả xã hội thực dân giả tạo, thật giả lẫn lộn
- Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố:
+Tình huống truyện độc đáo
+Chi tiết truyện mang tính gián tiếp, mục đích là để người đọc hình dung, tưởng tượng, suy đoán, phát hiện những cái trái ngược trong cùng một hiện tượng.
+Lối hành văn tự do
+Giọng điệu từ giễu cợt mỉa mai đến trữ tình tự sự, sự đan xen của nhiều giọng nói, nhiều giọng kể
+Ngôn từ giàu trí tuệ, súc tích, ngắn gọn
+Bút pháp gợi nhiều hơn tả
+Sự kết hợp hài hòa, hóm hỉnh giữa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông.
6
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều
Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm.
+ Tạo ra lối văn rất tự do phóng túng, đơn giản, chuyển đổi giọng điệu một cách linh hoạt.
+ Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện thì bức thư vi hành đạt được hiệu quả nghệ thuật cao.
+ Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của Khải Định lại được khắc họa rõ nét đó là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam.
7
Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều
Nêu ý tưởng vẽ minh họa cho một nội dung trong truyện “Vi hành”
Phương pháp giải:
Chọn 1 hình ảnh hoặc 1 nhân vật để xây dựng nên ý tưởng
Lời giải chi tiết:
Phân tích nhân vật vua Khải Định:
+ Khuôn mặt: Xấu xí, bạc nhược, yếu ớt.
+ Trang phục: Lòe loẹt, kệch cỡm, kì quái.
+ Thái độ: Lúng túng, ăn chơi vô độ, xa xỉ
+ Với người Pháp: Khải Định là thú giải trí, tay sai, bù nhìn.
→ Vua Khải Định đã hiện lên với dáng vẻ bù nhìn, kệch cỡm và hài hước, nghệ thuật châm biếm vừa sâu cay vừa khách quan đã đem đến cho độc giả những ấn tượng sâu sắc về Khải Định - một tên hề, một con rối ngơ ngác chịu sự sai khiến của đế quốc, nhục nhã và đê hèn.
+ Trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”: Sự "vi hành" của Khải Định, chính là trò hề cho cả nước Pháp, làm nhục nhã bộ mặt của An Nam, với dáng điệu khúm núm, sợ sệt, lấp liếm như ăn trộm.
→ Tố cáo, lên án sự bất tài, yếu hèn và nhu nhược của Khải Định trước sự chèn ép, xâm lược của thực dân Pháp với nước ta, thời bấy giờ.