Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Thế nào là viết báo cáo kết quả của bài tập dự án?
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án
Lời giải chi tiết:
Viết báo cáo dự án là nêu lên những kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong một dự án học tập đã được giao dưới hình thức một báo cáo.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Để viết bản báo cáo kết quả của bài tập dự án, em cần chú ý những điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án
Lời giải chi tiết:
Để viết bản báo cáo kết quả của bài tập dự án cần phải lưu ý những điều sau:
- Xem lại yêu cầu viết báo cáo ở mục 1. Định hướng (SGK Cánh diều l2)
- Tập hợp thông tin về kết quả thực hiện dự án từ các thành viên đã tham gia làm bài tập dự án.
- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả bài tập dự án. Dàn ý của báo cáo có thể trình bày như ví dụ minh hoạ trên đây, cũng có thể có cách trình bày khác, nhưng cần làm nổi bật được kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong dự án.
- Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án theo dàn ý (đề cương) đã lập và kiểm tra, hoàn thiện báo cáo.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Em hãy lập dàn ý và viết báo cáo cho kết quả của bài tập dự án sau đây:
Tác động của phương tiện nghe- nhìn đối với văn hoá đọc trong giới trẻ hiện nay.
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án.
Lời giải chi tiết:
Phần mở đầu
1. Tên báo cáo: Tác động của phương tiện nghe- nhìn đối với văn hoá đọc trong giới trẻ hiện nay.
Người thực hiện: [hoctot.me - Trợ lý học tập AI]
2. Mục tiêu: Thấy được tác động tích cực và tiêu cực của phương tiện nghe- nhìn đối với văn hoá đọc trong giới trẻ hiện nay.
II. Phần nội dung:
1. Kết quả thực hiện dự án:
Từ các sản phẩm của dự án: ví dụ: Kênh podcast, video sách nói… có thể đưa ra các kết quả về dự án như sau:
- Thói quen đọc của giới trẻ
-
Đánh giá mức độ quan tâm và thói quen đọc sách của giới trẻ hiện nay.
-
So sánh giữa thói quen đọc trước và sau khi tiếp xúc với phương tiện nghe-nhìn.
- Ảnh hưởng của phương tiện nghe-nhìn đối với văn hoá đọc
-
Phân tích sự thay đổi trong cách tiếp cận với sách của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
-
Nhận xét về tầm ảnh hưởng của phương tiện nghe-nhìn đối với khả năng đọc và thói quen đọc của giới trẻ.
IV. Phần kết luận:
1. Đánh giá kết thúc bài tập dự án:
- Đưa ra nhận định về những thách thức mà văn hoá đọc đang phải đối mặt với sự bùng nổ của phương tiện nghe-nhìn.
- Phân tích cơ hội có thể tận dụng từ sự phát triển của công nghệ và phương tiện truyền thông.
2. Đề xuất giải pháp
- Đề xuất các biện pháp để thúc đẩy văn hoá đọc trong giới trẻ trong bối cảnh ảnh hưởng của phương tiện nghe-nhìn.
- Khuyến khích sự phối hợp giữa các phương tiện nghe-nhìn và văn hoá đọc để tăng cường hiệu quả giáo dục và phát triển cá nhân.
Kết luận cuối cùng:
Dựa trên các phân tích và nhận định trên, báo cáo này đã chỉ ra rằng phương tiện nghe-nhìn có tác động sâu sắc đến văn hoá đọc của giới trẻ hiện nay. Việc hiểu rõ về tác động này là cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và phát triển thói quen đọc sách trong cộng đồng trẻ.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Hãy viết đoạn văn bác bỏ cho quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt là cách để chứng tỏ bản thân đang tích cực hội nhập cuộc sống hiện nay.
Phương pháp giải:
Đọc lại cách thức viết lập luận bác bỏ.
Lời giải chi tiết:
Trong kỷ nguyên của sự hội nhập, việc học hỏi nhiều tiếng nước ngoài là một điều rất đáng được khuyến khích, tuy nhiên, việc này lại gây ra một hệ luỵ liên quan đến ngôn ngữ của dân tộc, đó là đánh mất bản sắc dân tộc thông qua ngôn ngữ. Điều đó được nhắc đến rất rõ trong quan niệm: “: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt là cách để chứng tỏ bản thân đang tích cực hội nhập cuộc sống hiện nay.”. Thứ nhất, việc chêm xen tiếng nước ngoài thay thế cho những từ Tiếng Việt là biểu hiện của sự hoà tan chứ không phải sự hội nhập. Hội nhập là việc chúng ta học hỏi, tiếp thu những cái đẹp của nước bạn chứ không phải chạy theo nước bạn để thay thế những nét văn hoá, cụ thể là ngôn ngữ, ở nước ta. Thứ hai, lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài sẽ khiến cho bạn bè quốc tế đánh giá về tiếng Việt. Tại vì, khi chúng ta dung tiếng nước ngoài nhiều hơn tiếng Việt, họ dễ dàng có thể đánh giá chúng ta là do tiếng Việt không có từ ngữ đó nên chúng ta mới phải dung tiếng của họ. Đấy chẳng phải là cơ hội để văn hoá Việt Nam bị mai một dần hay sao? Vì vậy, chúng ta cần chêm xen tiếng nước ngoài đúng lúc, đúng nơi và đúng thời điểm trong giao tiếp để bảo vệ trong sáng của Tiếng Việt.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Hãy liệt kê một số quan niệm theo em là sai trái, lạc hậu, cần phải bác bỏ trong cuộc sống hiện nay.
Phương pháp giải:
Dựa vào quan sát để có thể trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các quan niệm nên bác bỏ trong cuộc sống hiện nay là:
- Con gái không cần học vì mai sau cũng phải lấy chồng/
- Là đàn ông thì không được khóc.
- Đi học chỉ cần học Toán, Văn, Anh là đủ, các môn khác không quan trọng.
….
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Thế nào là trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án?
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết của bài: Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án.
Lời giải chi tiết:
Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án là sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện như hình ảnh, âm thanh, bản trình chiếu, hành động, cử chỉ,… để báo cáo tóm tắt những kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong dự án học tập.
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 28 SBT Văn 12 Cánh diều
Khi trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, em cần lưu ý những điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết của bài: Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án.
Lời giải chi tiết:
Khi trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, em cần lưu ý:
- Dựa vào báo cáo kết quả bài tập dự án để chuẩn bị dàn ý cho bài trình bày, tránh viết thành văn,…
- Xác định rõ người nghe báo cáo để có cách trình bày phù hợp.
- Chuẩn bị các sản phẩm của dự án để minh hoạ, làm rõ kết quả của bài tập dự án; sử dụng các phần mềm trình chiếu để làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả bài trình bày.
- Dự kiến trước các câu hỏi hoặc đề nghị của người nghe báo cáo và phương án trả lời.