Tác giả
Tác giả Đặng Dung
- Đặng Dung (? - 1414) quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là tướng quân Đặng Tất cai quản đất Thuận Hoá. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, lập nhiều công lớn, trong đó có trận thắng Bô Cô hiển hách. Đáng tiếc là Trần Ngỗi nghe lời gièm pha, nghi kị và giết Đặng Tất.
- Đặng Dung bỏ Trần Ngỗi, tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận.
- Năm 1414, khi thua trận, bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, ông đã tuẫn tiết trên đường đi.
Sơ đồ tư duy Tác giả Đặng Dung
Tác phẩm
Tác phẩm Cảm hoài
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
- Tác phẩm Cảm hoài thuộc thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
2. Xuất xứ
- Tác phẩm được Nguyễn Khắc Phi dịch và chủ biên, trích trong Kiến thức bổ trợ Ngữ Văn 10 nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr 148)
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục bài thơ
- Hai câu đề: một tình thế bi kịch.
- Hai câu thực: nêu cụ thể nỗi niềm thời thế với tâm trạng oán hận của tác giả.
- Hai câu luận: Tình thế bất lực, cảm giác bi kịch được tiếp tục trong những hình ảnh khoáng đạt, đượm màu bi tráng.
- Hai câu kết: tác giả đã thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu.
5. Giá trị nội dung
- Qua lời giãi bày trước hoàn cảnh và thời cuộc, nhà thơ thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của mình trước tình thế ngặt nghèo, vận nước gian nan.
- Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng mang âm hưởng vang vọng của hào khí Đông – A.
6. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật đối lập, hình ảnh hùng tráng, kì vĩ, giàu sức gợi, nhiều điển cố tạo cho câu thơ độ súc tích, giàu dư âm, góp phần quan trọng thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hai câu đề
*Câu 1
- Nghệ thuật đối lập: tình huống bi kịch của nhà thơ.
- Sử dụng câu hỏi tu từ: biết làm thế nào?
→ Tâm trạng nhà thơ: rối bời, bi quan, băn khoăn, trăn trở trước tình huống bi kịch của cuộc đời mình.
*Câu 2
- Người anh hùng: đắm mình trong cuộc rượu hát ca, hòa mình vào trời đất vô cùng.
→ Cách giải thoát bi kịch của nhà thơ.
- Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn: nỗi buồn thương mang tính phổ quát và tầm vóc vũ trụ.
→ Hai câu đề: tình huống bi kịch và nỗi buồn cảu người anh hùng trước tình huống bi bịch ấy.
2. Hai câu thực
- Nghệ thuật đối lập: quan hệ giữa con người và thời vận: thời vận là yếu tố quyết định.
- Sử dụng điển cố (đồ, điếu)
→ Nhà thơ không có ý coi thường người xưa, chỉ nhằm khẳng định mình là một anh hùng, người anh hùng lỡ vận, nên không thể thực hiện xong việc lớn.
- Tâm trạng nhà thơ: đắng cay, uất hận.
→ Hai câu thực: nỗi uất hận của nhà thơ khi sinh “bất phùng thời”.
3. Hai câu luận
- Nghệ thuật đối lập và sử dụng điển tích, điển cố:
+ Đối lập: Trí chủ … phù trục địa >< Tẩy binh … văn thiên hà
+ Điển tích, điển cố:
Phù trục địa: nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch.
Tẩy binh: chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình.
Văn thiên hà: kéo sông Ngân Hà xuống
→ Những hành động phi thường thể hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bấy giờ: giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.
- Xây dựng hình ảnh kì vĩ, hùng tráng “phù trục địa”, “văn thiên hà”.
→ Nâng khát vọng, hoài bão và hành động của người anh hùng lên tầm kích vũ trụ.
+ Hữu hoài: ước muốn.
+ Vô lộ: không có lối.
→ Khát vọng hoài bão lớn lao của người anh hùng không thực hiện được.
→ Hai câu luận: thể hiện sâu sắc tâm trạng bi tráng của nhà thơ khi mang trong mình những khát vọng, hoài bão lớn lao nhưng vận thế không còn đành đắng cay bất lực.
4. Hai câu kết
- Nghệ thuật đối lập: quốc thù vị báo >< Đầu tiên bạch.
→ Nhắc lại và nhấn mạnh vào tình huống bi kịch của người anh hùng với bao nỗi đắng cay.
Sơ đồ tư duy Tác phẩm Cảm hoài