Tác giả
Tác giả Gô – gôn
- Tên tuổi: Gô-gôn (1809 – 1852).
- Ông là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình gia người Nga gốc Ukraina - Ba Lan.
- Ngay từ rất sớm Gô-gôn đã phát triển tính khí bi quan và bí ẩn, thể hiện qua hoài bão vô hạn và tự ý thức về nỗi thống khổ. Cũng từ những ngày ấy, ông đã sớm bộc lộ tài năng bắt chước, điều này về sau giúp ông trở thành độc giả của chính những tác phẩm mình viết nên, và khiến ông ấp ủ ý tưởng trở thành diễn viên.
- Năm 1834, Gô-gôn được bổ nhiệm làm Giáo sư Lịch sử Trung đại của Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg mặc dù ông không đủ điều kiện chuyên môn. Nhận thấy công việc học thuật này hoàn toàn thất bại, ông liền từ chức ngay năm 1835.
- Trong giai đoạn 1832-1836, Gô-gôn dồn hết năng lượng vào công việc. Mặc dù hầu hết tác phẩm của ông đều ít nhiều liên quan đến bốn năm liên hệ trao đổi với Pushkin này, nhưng Gô-gôn vẫn chưa cho rằng thành công trong sự nghiệp văn học đã thỏa mãn hoài bão của ông.
- Từ năm 1836 đến năm 1848, Gô-gôn sống ở nước ngoài, qua lại hai nước Đức và Thụy Sĩ.
- Các tác phẩm tiêu biểu : Người tù binh Kavkaz (truyện ngắn); Nhật ký một người điên (truyện ngắn); Cái mũi (truyện ngắn); Quan thanh tra (hài kịch); Chiếc áo khoác (truyện ngắn); Những linh hồn chết (tiểu thuyết),...
Sơ đồ tư duy tác giả Gô - gôn
Tác phẩm
Tác phẩm Màn diễu hành – Trình diện quan thanh tra (trích Quan thanh tra)
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
- Đoạn trích Quan thanh tra thuộc thể loại: hài kịch.
2. Xuất xứ
- Tác phẩm được trích trong Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2009)
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến...được ai ủy nhiệm như vậy): thông báo về sự thật đằng sau bức thư mà tên thanh tra “dởm” để lại.
- Phần 2 (tiếp đến...Pê-téc-bua): cuộc trò chuyện giữa các nhân vật xoay quanh nội dung bức thư ấy.
- Phần 3 (đoạn còn lại): những mất mát của cả bọn quý tộc khi bị tên thanh tra dởm lừa.
5. Giá trị nội dung
- Đoạn trích kể về phần đoạn hai quý tộc báo Khlet-xta- cốp là quan thanh tra làm cho quan lại địa phương tưởng anh là quan thanh tra và ra sức đối đãi, mời chào, đút lót lấy lòng. Sự việc vỡ lẽ khi chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết. Bức thư mang nội dung chế giễu các quan chức địa phương, lần lượt từng người bị bôi nhọ.
6. Giá trị nghệ thuật
- Vở kịch sử dụng lời thoại, ngôn ngữ đặc sắc, mang đến những tiếng cười châm biếm sâu cay, nhưng không kém phần thời sự trong cuộc sống hôm nay.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Sự việc thông báo sự thật về quan thanh tra
- Điều được thông báo là người công chức mà mọi người đều tưởng là quan thanh tra lại không phải là quan thanh tra.
- Chủ sự bưu vụ có được thông tin đó nhờ vào chính bức thư của người công chức viết ( tức là Khlet-xta- cốp).
- Thị trưởng trở nên hoảng hốt và sợ hãi trước hành động của chủ sự bưu vụ vì đã tự tiện mở thư của quan thanh tra mà mọi người vẫn tưởng :“Sao ông lại dám thế? Sao ông lại dám bóc thư của một vị quan lớn được ủy nhiệm như vậy ?”
- Tình huống: Mọi người nhận nhầm Khlet- xta –cốp là quan thanh tra được thủ đô cử tới. Chỉ đến khi chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết, mọi người mới nhận ra mình bị lừa bởi một người vô danh rỗng túi. Bức thư mang nội dung chế giễu các quan chức địa phương, lần lượt từng người bị bôi nhọ.
- Xung đột:
+ Bề mặt : Quan chức địa phương >< Khlet-xta-cốp.
+ Bề sâu : Nạn tham ô, tham nhũng, sự ngu dốt và thối nát của quan chức địa phương >< Lý tưởng.
2. Đặc điểm nhân vật trong đoạn trích
- Thị trưởng “ ngu như một con ngựa thiến lông xám”
- Chủ sự bưu vụ “giống thằng Mi- khê – ép...chắc cũng chè rượu và bần tiện như thế”
- Ác-tê-mi-phi-líp-pô-vích : “Thằng viện trưởng viện tế bần là một con lợn chính cống đội mũ nồi”
- Lu-ca lu-kích : “ Thằng kiểm học, người sặc mùi hành”
- An-mốt phi- ô –do- rô – vích : “Thằng chánh án...thật hết sức mô- ve –tông”.