7.1
Carbohydrate là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là
A. (CnH2)m B. Cn(H2O)m C. CnH2n D. CnH2nO2
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Carbohydrate là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung Cn(H2O)m
Đáp án B
7.2
Công thức phân tử của saccharose là
A. C5H10O5 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. (C6H10O5)n
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Công thức phân tử của saccharose: C12H22O11.
Đáp án C
7.3
Phát biểu nào sau đây về cấu tạo của glucose không đúng?
A. Có cả dạng mạch hở và mạch vòng
B. Có chứa nhóm chức aldehyde
C. Có chứa năm nhóm hydroxy.
D. Có chứa nhóm ketone.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của glucose.
Lời giải chi tiết:
Glucose không chứa nhóm ketone.
Đáp án D
7.4
Phản ứng nào sau đây không phải là tính chất của glucose?
A. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
B. Phản ứng với thuốc thử Tollens.
C. Phản ứng lên men tạo ethanol.
D. Phản ứng với carboxylic acid tạo ester.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của glucose.
Lời giải chi tiết:
Glucose không phản ứng với carboxylic acid tạo ester.
Đáp án D.
7.5
Saccharose thuộc loại carbohydrate nào sau đây?
A. Monoasaccharide B. Disaccharide.
C. Polysaccharide D. Oligosaccharide.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Saccharose thuộc disaccharide.
Đáp án B
7.6
Thủy phân một phân tử saccharose tạo thành
A. hai phân tử glucose
B. một phân tử glucose và một phân tử fructose.
C. hai phân tử fructose.
D. một phân tử galactose và một phân tử glucose.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của saccharose.
Lời giải chi tiết:
Thủy phân một phân tử saccharose tạo thành 1 phân tử glucose và 1 phân tử fructose.
Đáp án B
7.7
Phản ứng đặc trưng của saccharose là
A. phản ứng thủy phân tạo glucose và fructose.
B. phản ứng màu với iodine.
C. phản ứng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch.
D. phản ứng mất màu nước bromine.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của saccharose
Lời giải chi tiết:
Phản ứng đặc trưng của saccharose là phản ứng thủy phân tạo glucose và fructose.
Đáp án A
7.8
Tinh bột và cellulose đều là
A. disaccharide B. monosaccharide.
C. polysaccharide D. oligosaccharide.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại tinh bột và cellulose.
Lời giải chi tiết:
Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide.
Đáp án C
7.9
Phản ứng màu với dung dịch iodine là tính chất của chất nào sau đây?
A. Glucose B. Fructose
C. Saccharose D. Tinh bột
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của tinh bột.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng màu với dung dịch iodine là tính chất của tinh bột.
Đáp án D
7.10
Phát biểu nào sau đây về cellulose không đúng?
A. Không tan trong nước.
B. Là nguồn nguyên liệu sản xuất giấy.
C. Có thể phản ứng với HNO3 tạo cellulose nitrate.
D. Phản ứng màu với dung dịch iodine.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.
Lời giải chi tiết:
Cellulose không phản ứng màu với dung dịch iodine.
Đáp án D
7.11
Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose và maltose.
a) Có bao nhiêu chất có thể phản ứng với thuốc thử Tollens?
b) Có bao nhiêu chất có thể làm mất màu dung dịch nước bromine?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
a) Glucose, fructose và maltose có phản ứng với thuốc thử Tollens.
b) Glucose và maltose có thể làm mất màu dung dịch nước bromine.
7.12
Cho các dung dịch sau: glucose, fructose, saccharose và maltose.
a) Có bao nhiêu dung dịch có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo phức chất màu xanh lam.
b) Có bao nhiêu dung dịch có thể tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
a) Glucose, fructose, saccharose và maltose có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo phức chất màu xanh lam.
b) Glucose, fructose và maltose có thể tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch.
7.13
Trong số các chất saccharose, maltose, tinh bột và cellulose, có bao nhiêu chất khi thủy phân hoàn toàn sản phẩm thu được chỉ là glucose?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Maltose, tinh bột và cellulose khi thủy phân chỉ thu được glucose.
7.14
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 7.14 - 7.18
a) Glucose và fructose đều là monosaccharide.
b) Saccharose được tạo thành từ hai phân tử glucose.
c) Tinh bột và cellulose đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.
d) Glucose có thể tồn tại ở cả dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, saccharose được tạo thành từ 1 phân tử glucose và 1 phân tử fructose.
c) sai, tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
d) đúng
7.15
a) Cellulose không tan trong nước.
b) Tất cả carbohydrate đều tan trong nước.
c) Cellulose và tinh bột có cấu tạo giống nhau.
d) Tinh bột được cấu tạo từ nhiều đơn vị α – glucose liên kết với nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của tinh bột và cellulose.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, cellulose không tan trong nước.
c) sai, cellulose có cấu tạo không phân nhánh, tinh bột có cấu tạo phân nhánh.
d) đúng.
7.16
a) Saccharose không tham gia phản ứng màu với dung dịch iodine.
b) Saccharose thủy phân tạo ra glucose và fructose.
c) Tinh bột phản ứng màu với dung dịch iodine tạo màu xanh tím.
d) Tinh bột thủy phân hoàn toàn tạo ra maltose.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của saccharose và maltose.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) sai, tinh bột thủy phân không hoàn toàn tạo ra maltose.
7.17
a) Cellulose là thành phần chính của cấu trúc tế bào thực vật.
b) Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người.
c) Fructose là đường có nhiều trong mật ong và trái cây.
d) Glucose là sản phẩm duy nhất của quá trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) sai, tinh bột là sản phẩm của quá trình quang hợp.
7.18
a) Cellulose có thể được sử dụng để sản xuất ethanol qua quá trình lên men.
b) Cellulose và tinh bột đều có thể cung cấp năng lượng cho con người.
c) Glucose cần cho quá trình hô hấp tế bào.
d) Cellulose không được coi là nguồn năng lượng tiêu hóa được bởi con người.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của cellulose và tinh bột.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, cellulose không cung cấp năng lượng cho con người.
c) sai, glucose cung cấp năng lượng cho con người.
d) đúng
7.19
So sánh và giải thích tính tan của glucose, saccharose và cellulose trong nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Glucose và saccharose có khả năng tan tốt trong nước, do tạo được liên kết hydrogen trong nước.
Cellulose không tan trong nước.
7.20
Tại sao tinh bột và cellulose đều là polymer của glucose nhưng lại có tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhiều?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của tinh bột và cellulose
Lời giải chi tiết:
Vì liên kết trong tinh bột và cellulose khác nhau.
7.21
Tại sao glucose thường được sử dụng trong các giải pháp bổ sung năng lượng cho vận động viên, trong khi saccharose lại phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất làm ngọt. Hãy so sánh hiệu quả năng lượng và tác động đến sức khỏe của chúng.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của glucose và saccharose.
Lời giải chi tiết:
Glucose được sử dụng để bổ sung năng lượng do khả năng hấp thụ nhanh vào máu, cung cấp năng lượng tức thì cho cơ bắt và não bộ. Điều này rất quan trọng cho vận động viên cần năng lượng nhanh chóng để duy trì hiệu suất.
Saccharose là chất làm ngọt chính trong ngành công nghiệp thực phẩm do vị ngọt cao, ổn định dưới nhiệt độ cao và dễ kết hợp với các thành phần khác. Saccharose tạo cảm giác ngon miệng và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm và đồ uống. Hiệu quả năng lượng và tác động đến sức khỏe:
Glucose cung cấp năng lượng nhanh nhưng cũng có thể dẫn đến sự biến động của đường huyết nếu tiêu thụ không kiểm soát.
7.22
So sánh ứng dụng của tinh bột và cellulose trong công nghiệp và giải thích tại sao chúng lại được chọn cho những ứng dụng đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột và cellulose.
Lời giải chi tiết:
Do các tính chất như tan trong nước nóng tạo hệ keo, tạo nguồn năng lượng trực tiếp (glucose) khi bị thủy phân,… nên tinh bột được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm (chất làm đặc, chất kết dính, sản xuất ethanol,…). Ngoài ra, tinh bột cũng được sử dụng làm chất kết dính trong công nghiệp giấy và công nghiệp dệt may.
Do cấu trúc dạng sợi, dài mảnh bền và có khả năng tái chế, cellulose được ứng dụng phổ biến trong sản xuất giấy và bao bì. Ngoài ra, cellulose được sử dụng làm tơ sợi tự nhiên và nhân tạo.