Mở đầu
Trong cuốn sách Kì diệu ASEAN – Chất xúc tác cho hoà bình (The ASEAN miracle, A Catalyst for Peace), xuất bản vào dịp kỉ niệm 50 năm thành lập tổ chức ASEAN (1967 – 2017), các tác giả cho rằng thành công của ASEAN là một điều kì diệu và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi các khu vực đang phát triển khác noi gương sự thành công của ASEAN để tạo ra hoà bình, thịnh vượng. Vì sao ASEAN được đánh giá như một “điều kì diệu”? Hãy chia sẻ những điều em biết về sự hình thành và phát triển của ASEAN.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- ASEAN được đánh giá như một “điều kì diệu”:
+ ASEAN đã có nhiều nỗ lực trong việc kiến tạo hòa bình và thịnh vượng cho một khu vực từng gặp nhiều mất mát, đau thương do sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân.
+ ASEAN đã góp phần tạo ra sự hài hòa giữa các nền văn minh ở khu vực Đông Nam Á.
+ Sự phát triển của ASEAN cũng đóng vai trò như một chất xúc tác quan trọng, góp phần làm kiềm chế những ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực Đông Nam Á.
a
Hãy trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hoá trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.
- Đầu những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan; Tổ chức MAPHILINDO (1963) gőm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên.
- Vào nửa sau những năm 60, các nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ về sự cần thiết của việc hợp tác khu vực, đồng thời quan hệ giữa các nước có những diễn biến thuận lợi cho việc thành lập một tổ chức khu vực.
- Sau các cuộc thảo luận về việc thành lập tổ chức khu vực, ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngoại trưởng năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc), chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN).
b
Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày mục đích thành lập ASEAN
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
+ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn để cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật và hành chính,..
🡪 ASEAN được thành lập nhằm mục đích chính là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới; phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình, tự do, thịnh vượng và ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
a
Trình bày quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để thực hiện mục tiêu mở rộng thành viên bao gồm tất cả các nước trong khu vực, ASEAN phải trải qua hành trình 30 năm để đưa ASEAN 5 trở thành ASEAN 10:
- Năm 1967: ASEAN 5 gồm: Thái Lan, Ma – lai – xi – a, In – đô – nê – xi – a, Xin – ga –po, Phi – líp – pin.
- Năm 1984: ASEAN 6: Bru – nây gia nhập.
- Năm 1995: ASEAN 7: Việt Nam gia nhập
- Năm 1997: ASEAN 9: Lào và Mi – an – ma gia nhập
- Năm 1999: ASEAN 10: Cam – pu – chia gia nhập.
b
Nêu những nét chính về các giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn phát triển | Các tuyên bố, hiệp định quan trọng |
1967-1976: Giai đoạn khởi đầu, xây dựng nền móng ban đầu, tạo tiền đề cho sự hợp tác ASEAN, tập trung vào hợp tác chính trị - an ninh “xây dựng lòng tin và học cách hoà giải”. | Ra Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN, 1971). |
1976-1999: Giai đoạn xây dựng quan hệ chính trị ổn định, tạo điều kiện phát triển và hợp tác kinh tế giữa các thành viên; mở rộng ASEAN 5 thành ASEAN 10; từng bước nâng cao uy tín ASEAN trên trường quốc tế, bước đầu mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại với bên ngoài. | Ra Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN (Tuyên bố Ba-li I), kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC, 1976),.... |
1999 - 2015: Giai đoạn hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và ngoại khối về chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại và các lĩnh vực khác; khẳng định uy tín, vai trò của ASEAN. | Ra Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN (Tuyên bố Ba-li I), kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC, 1976),.... |
2015 đến nay: Thành lập và xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội; đẩy mạnh hợp tác bên trong giữa ASEAN và bên ngoài ASEAN với các đối tác đối thoại, nâng cao uy tín, vai trò của ASEAN ở khu vực và trên thế giới. | Ra Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (2015), thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 (2016), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 (2020),... |
Luyện tập
Lập bảng niên biểu về quy trình mở rộng từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Năm 1967 | Năm 1984 | Năm 1995 | Năm 1997 | Năm 1999 |
ASEAN 5 | ASEAN 6 | ASEAN 7 | ASEAN 9 | ASEAN 10 |
Gồm: Thái Lan, Ma – lai – xi – a, In – đô – nê – xi – a, Xin – ga –po, Phi – líp – pin. | Bru – nây gia nhập. | Việt Nam gia nhập | Lào và Mi – an – ma gia nhập | Cam – pu – chia gia nhập. |
1
Có ý kiến cho rằng: Đóng góp quan trọng nhất của ASEAN trong quá trình thành lập và phát triển hơn 50 năm qua là xây dựng được môi trường hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Em đồng tình với ý kiến “Đóng góp quan trọng nhất của ASEAN trong quá trình thành lập và phát triển hơn 50 năm qua là xây dựng được môi trường hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”.
- Vì:
+ Trước khi thành lập ASEAN: khu vực Đông Nam Á thường xuyên xảy ra xung đột, tranh chấp.
+ Sau khi thành lập, ASEAN đã đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng nhau phát triển.
+ Việc thúc đẩy sự hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này thông qua việc đàm phán, thương lượng và phối hợp các nỗ lực chung của các quốc gia thành viên.
+ Nhờ có ASEAN, các quốc gia trong khu vực đã thể hiện sự cam kết đối với việc giảm căng thẳng và giải quyết xung đột một cách hòa bình.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia.
2
Tìm hiểu tư liệu từ sách, báo và internet, viết một bài giới thiệu ngắn gọn về các giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đã trải qua một hành trình phát triển đồng đều và đồng hòa, từ khi được thành lập vào năm 1967 cho đến nay.
Giai đoạn Thành lập (1967-1976): ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967, bởi Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, với mục tiêu tạo ra một liên minh chính trị và kinh tế để đảm bảo an ninh và phát triển trong khu vực.
Giai đoạn Mở rộng (1977-1999): Brunei gia nhập ASEAN vào năm 1984, sau đó là Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), và cuối cùng là Campuchia vào năm 1999. Sự mở rộng này đã củng cố tầm ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế của tổ chức.
Giai đoạn Hợp nhất và Hợp tác (1999-2015): ASEAN tập trung vào việc củng cố hợp nhất nội bộ và tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế. Năm 2003, ASEAN đã công bố tạo ra Cộng đồng ASEAN, đặt mục tiêu hình thành một cộng đồng chính trị và an ninh vào năm 2015.
Giai đoạn Cộng đồng ASEAN (2015- nay): Năm 2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hợp nhất của tổ chức. ASEAN tiếp tục tập trung vào hợp tác kinh tế, an ninh, và củng cố vị thế trên đấu trường quốc tế.
Trải qua những giai đoạn khác nhau, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, và hợp tác phát triển trong khu vực Đông Nam Á.