Bài 3 trang 22 tập bản đồ Lịch sử 12

2024-09-14 20:15:41

Câu 1

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có ưu thế gì về vũ khí?

A. Chế tạo nhiều vũ khí thông thường mới.

B. Có tàu ngầm.

C. Nhiều hạm đội trên biển.

D. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh

Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có ưu thế về vũ khí là nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Chọn: D


Câu 2

Mĩ cho mình lãnh đạo thế giới là do

A. kinh tế Mĩ giàu nhất thế giới.

B. Mĩ là thành viên của Ủy ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh

Lời giải chi tiết:

Mĩ cho mình lãnh đạo thế giới là do kinh tế Mĩ giàu nhất thế giới, Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Chọn: A, D


Câu 3

3. M. Goocbachôp và G. Buso đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào

A. năm 1973.         B. năm 1985.

C. năm 1989.         D. năm 1991.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Xu thế hòa hoãn Đông Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

Lời giải chi tiết:

M. Goocbachôp và G. Buso đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào năm 1989.

Chọn: C


Câu 4

Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô là

A. sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)

B. sự ra đời của “Học thuyết Truman” và “Chiến tranh lạnh” (3-1947)

C. việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)

D. sự ra đời của khối NATO (4-4-1949)

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh

Lời giải chi tiết:

Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô là sự ra đời của “Học thuyết Truman” và “Chiến tranh lạnh” (3-1947).

Chọn: B


Câu 5

Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động nhằm mục đích

A. chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

B. xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN.

C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, làm cho nhân loại thấy “luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh”.

D. dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động nhằm mục đích xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN.

Chọn: B


Câu 6

Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là cuộc đụng đầu trực tiếp giữa

A. Triều Tiên và Mĩ

B. Mĩ và Trung Quốc

C. Mĩ và Liên Xô

D. hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Sự đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ

Lời giải chi tiết:

Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là cuộc đụng đầu trực tiếp giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Chọn: D


Câu 7

Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là

A. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954)

B. cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

C. cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở Việt Nam (1954-1975)

D. cuộc chiến tranh xâm lược Lào của đế quốc Mĩ (1954-1975)

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Sự đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ

Lời giải chi tiết:

Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở Việt Nam (1954-1975).

Chọn: C

hoctot.me

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"