Đề bài
Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn con)
a. Tính tỉ trọng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2014 và điền vào bảng sau.
TỈ TRỌNG SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2014 (Đơn vị: %)
b. Nhận xét về tình hình chăn nuôi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao vùng này lại có đàn trâu lớn.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu.
Lời giải chi tiết
a. Tính tỉ trọng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2014 và điền vào bảng sau.
TỈ TRỌNG SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2014
(Đơn vị: %)
b. Nhận xét về tình hình chăn nuôi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao vùng này lại có đàn trâu lớn.
- Nhận xét:
+ Đàn trâu: Là vùng nuôi trâu nhiều nhất nước ta, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước (55,9%).
+ Đàn bò: chiếm 17.4% đàn bò cả nước.
+ Đàn lợn: chiếm 24.8% đàn lợn cả nước.
-> Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có ngành chăn nuôi gia súc phát triển.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng nuôi trâu nhiều nhất nước ta vì:
+ Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) là đặc trưng sản xuất của vùng miền núi.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phù hợp với điều kiện sinh thái của trâu: khỏe, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
+ Nguồn thức ăn dồi dào từ các cánh đồng cỏ, thức ăn từ ngành trồng trọt.
+ Lao động giàu kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là trâu.
+ Thị trường ngày càng được mở rộng.
+ Nhà nước quan tâm, đầu tư.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng được cải thiện (chuồng trại, cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi,…).
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]