Bài 20. Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn Vietgap trang 101, 102, 103, 104 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

2024-09-14 20:31:11

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 101 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

 Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP (Hình 20.1) mang lại lợi ích gì? Quy trình nuôi thủy sản VietGAP khác với nuôi thủy sản thông thường như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về lợi ích của nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Lời giải chi tiết:

Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích

+ Đối với cơ sở nuôi: Giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định, tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.

+ Đối với người lao động: được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kĩ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP.

+ Đối với người tiêu dùng và xã hội: biết rõ được nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn,…

+ Đối với cơ sở chế biến thủy sản: có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra thủy sản, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm,…

Quy trình nuôi VietGAP khác nuôi thông thường là có thêm ghi chép, lưu trữ hồ sơm truy xuất nguồn gốc và kiểm tra nội bộ.


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 101 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 20.2 và phân tích lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về Hình 20.2

Lời giải chi tiết:

Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích

+ Đối với cơ sở nuôi: Giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định, tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.

+ Đối với người lao động: được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kĩ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP.

+ Đối với người tiêu dùng và xã hội: biết rõ được nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn,…

+ Đối với cơ sở chế biến thủy sản: có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra thủy sản, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm,…


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 102 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Vì sao phải khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về lựa chọn và thả giống

Lời giải chi tiết:

Khử trùng con giống để đảm bảo chất lượng con giống.


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 103 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Vì sao vào ban đêm, vào những ngày trời âm u và các tháng cuối của vụ nuôi phải quan tâm hơn đến việc ssử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hòa tan cho ao nuôi?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về quản lí và chăm sóc.

Lời giải chi tiết:

Vì khi vào ban đêm, những ngày trời âm u và các tháng cuối của vụ nuôi, nhu cầu oxygen của các loài cá cao, nên cần phải đảm bảo lượng oxygen.


KN

Trả lời câu hỏi Kết nối trang 103 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Tìm hiểu biện pháp phòng, trị bệnh theo tiêu chuẩn VietGAP cho một số động vật thủy sản phổ biến.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về quản lí và chăm sóc

Lời giải chi tiết:

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ khâu vệ sinh ao nuôi, lấy nước vào ao, khử trùng con giống trước khi thả và phòng bệnh trong quá trình nuôi.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe động vật thủy sản, có quy trình phòng bệnh phù hợp cho từng đối tượng, thực hiện phòng và trị bệnh đúng quy trình.

Có hồ sơ theo dõi toàn bộ diễn biến về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị cho động vật thủy sản.


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 104 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Theo em, việc thu gom, xử lí chất thải có ý nghĩa như thế nào trong nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thu gom, xử lí chất thải

Lời giải chi tiết:

Các chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản phải được thu gom, phân loại và xử lí theo đúng quy định như khi động vật thủy sản bị chết phải thu gom và chôn lấp cách xa khu vực nuôi; kết hợp dùng vôi, hóa chất để khử trùng, tránh gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh; nước thải ra ngoài môi trường của các ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường; các chất thải rắn phải được thu gom vào thùng chứa và tiêu hủy theo quy định. 


LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 104 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Phân tích ý nghĩa của các bước trong quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Lời giải chi tiết:

1. Chuẩn bị nơi nuôi:

Ý nghĩa:

- Đảm bảo ao nuôi có môi trường phù hợp cho con nuôi phát triển, hạn chế dịch bệnh.

- Giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.

2. Lựa chọn và thả giống:

Ý nghĩa:

- Đảm bảo con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh, giúp giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

- Giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

3. Quản lí và chăm sóc:

Ý nghĩa:

- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con nuôi, giúp con nuôi phát triển khỏe mạnh và nâng cao năng suất.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa.

- Duy trì môi trường ao nuôi phù hợp cho con nuôi phát triển, hạn chế dịch bệnh.

- Giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.

4. Thu hoạch

Ý nghĩa:

- Thu hoạch đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Giảm thiểu hao hụt sau thu hoạch.

5. Thu gom xử lí hóa chất

- Bảo vệ môi trường

- Nâng cao hiệu quả sản xuất

- Việc thu gom và xử lí chất thải hợp lý giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 104 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Tìm hiểu quy trình thủy sản ở địa phương và cho biết, nội dung nào đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, nội dung nào chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó đề xuất biện pháp để xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với thực tiễn ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân.

Lời giải chi tiết:

1. Xác định quy trình nuôi thủy sản phổ biến ở địa phương:

- Loại con nuôi chủ yếu.

- Kỹ thuật nuôi (ao, lồng, bè...).

- Quản lý thức ăn, môi trường, sử dụng hóa chất...

- Thu hoạch, bảo quản, vận chuyển...

2. So sánh quy trình nuôi với các yêu cầu của VietGAP:

- Lựa chọn con giống: Nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

- Chuẩn bị ao nuôi: Vệ sinh, cải tạo ao, xử lý nước...

- Quản lý thức ăn: Sử dụng thức ăn an toàn, chất lượng cao, cho ăn đúng liều lượng.

- Quản lý môi trường: Theo dõi các yếu tố môi trường (pH, độ kiềm, oxy hòa tan...), có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

- Sử dụng hóa chất: Hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và có biện pháp bảo đảm an toàn.

- Thu hoạch: Đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Bảo quản và vận chuyển: Giữ nguyên chất lượng sản phẩm.

- Ghi chép nhật ký sản xuất.

- Đào tạo tập huấn cho người lao động.

- Phân tích chất lượng nước.

- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3. Đánh giá nội dung đã đạt và chưa đạt tiêu chuẩn VietGAP:

- Nội dung đã đạt:

+ ... (Liệt kê các nội dung trong quy trình nuôi thủy sản ở địa phương đã đáp ứng yêu cầu VietGAP)

- Nội dung chưa đạt:

+ ... (Liệt kê các nội dung trong quy trình nuôi thủy sản ở địa phương chưa đáp ứng yêu cầu VietGAP)

4. Đề xuất biện pháp để xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với thực tiễn ở địa phương:

- Đối với nội dung đã đạt: Duy trì và phát huy.

- Đối với nội dung chưa đạt:

+ Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho người nuôi về lợi ích của VietGAP.

+ Hỗ trợ người nuôi về kỹ thuật, con giống, thức ăn, thuốc thủy sản...

+ Tạo điều kiện để người nuôi tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ như: tín dụng, bảo hiểm, truy xuất nguồn gốc...

+ Xây dựng mô hình điểm để người nuôi tham quan, học tập.

+ Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất thủy sản theo VietGAP.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"