Tuần 34 trang 90 SGK Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều

2024-09-14 02:15:36

An toàn trong ăn uống

Câu 1: Nhận diện việc làm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Quan sát tranh và thảo luận về những việc làm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 34 trang 93, 94, 95 | Cánh diều

- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và thảo luận với các bạn.

Lời giải chi tiết:

  • Những việc làm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Luôn chọn thực phẩm tươi sạch

+ Chọn hoa quả: tươi, không bị héo, dập nát.

+ Chọn thịt: có màu tươi, đàn hồi tốt, săn chắc, không có mùi và không bị nhão, chảy nước.

+ Chọn rau: tươi, không bị héo, dập nát hay có lá vàng

- Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc


- Quan sát hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm khi mua đồ đóng sẵn

- Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ nhà bếp và làm sạch dụng cụ vệ sinh sau khi dùng.

- Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm.

- Không sử dụng nước ao, hồ, sông, suối,... để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu nướng.

- Đóng gói thực phẩm an toàn, sử dụng hộp thuỷ tinh để cất thức ăn trong tủ lạnh. 

- Không để thực phẩm chín trên bàn, mâm mà không có lồng bàn hay nắp đậy che chắn.

- Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý. 

- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

-  Không để đồ ăn quá lâu

  • Học sinh tự thực hiện.

Câu 2

Xử lý tình huống

- Quan sát tranh và thảo luận về cách xử lý tình huống sau:

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 34 trang 93, 94, 95 | Cánh diều

- Đóng vai xử lý tình huống.

- Chia sẻ điều em học được qua xử lý tình huống.

Phương pháp giải:

 Em quan sát tranh và thảo luận về cách xử lý tình huống. Sau đó tưởng tượng mình là nhân vật trong tranh để xử lý tình huống và chia sẻ điều em học được.

Lời giải chi tiết:

  • Cách xử lý tình huống:

Tình huống 1: Nếu là Mai em sẽ khuyên bạn không nên mua nước uống ở những quầy bán hàng bên đường vì chúng không đảm bảo vệ sinh

Tình huống 2: Nếu là Nam, em sẽ không ăn thức ăn trên bàn khi không được bảo quản cẩn thận đồ ăn có thể bị mốc, siu, nhiễm vi khuẩn,... ăn vào sẽ bị đau bụng thậm chí là ngộ độc

Tình huống 3: Em sẽ khuyên bạn nên tập trung ăn và không cười nói nữa vì thức ăn để lâu sẽ không còn ngon, không bảo đảm an toàn như khi còn nóng, đồng thời việc vừa ăn vừa nói cười có thể gây đau dạ dày.

  • Học sinh tự thực hiện

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"