CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 85, 86 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 1
Lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.
Phương pháp giải:
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A
LỚP 12A1
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT
Thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương
Xã A, ngày ... tháng ... năm ...
1. Mục tiêu khảo sát:
Đánh giá thực trạng thế giới động vật, thực vật và thực trạng bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.
2. Địa điểm khảo sát: tại xã A, huyện B, tỉnh C.
3. Tổ chức thực hiện:
Nội dung khảo sát | Phương pháp khảo sát | Thời gian | Người thực hiện | Sản phẩm dự kiến |
Đa dạng động vật, thực vật ở khu vực khảo sát | Khảo sát thực tế tại địa phương: quan sát, chụp hình, quay video ghi chép lại các loài động vật, thực vật và môi trường sống của chúng. | 45 phút | Nhóm 1 | Báo cáo đa dạng động vật, thực vật |
Môi trường sống của động vật, thực vật ở địa phương | 45 phút | Nhóm 2 | - Báo cáo thực trạng môi trường sống của động vật, thực vật - Hình ảnh, video | |
Tình trạng khai thác động vật, thực vật của người dân địa phương | Điều tra bằng bảng hỏi: + Xác định đối tượng + Bảng hỏi | 45 phút | Nhóm 3 | Báo cáo thực trạng khai thác |
Hành vi, việc làm của các cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương | Phỏng vấn cá nhân, tổ chức có hành vi, việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương: + Xác định đối tượng + Câu hỏi phỏng vấn | 45 phút | Nhóm 4 | Bản mô tả các hành vi, việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương |
Lời giải chi tiết:
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẦU GIẤY
LỚP: 12A
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT
Thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương
Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2024
1. Mục tiêu khảo sát:
Đánh giá thực trạng thế giới động vật, thực vật và thực trạng bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.
2. Địa điểm khảo sát: tại quận Ba Đình, quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ
3. Tổ chức thực hiện:
Nội dung khảo sát | Phương pháp khảo sát | Thời gian | Người thực hiện | Sản phẩm dự kiến |
Đa dạng động vật, thực vật ở khu vực khảo sát | Khảo sát thực tế tại địa phương: quan sát, chụp hình, quay video ghi chép lại các loài động vật, thực vật và môi trường sống của chúng. | 45 phút | Nhóm 1 | Báo cáo đa dạng động vật, thực vật |
Môi trường sống của động vật, thực vật ở địa phương | 45 phút | Nhóm 2 | - Báo cáo thực trạng môi trường sống của động vật, thực vật - Hình ảnh, video | |
Tình trạng khai thác động vật, thực vật của người dân địa phương | Điều tra bằng bảng hỏi: + Xác định đối tượng + Bảng hỏi | 45 phút | Nhóm 3 | Báo cáo thực trạng khai thác |
Hành vi, việc làm của các cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương | Phỏng vấn cá nhân, tổ chức có hành vi, việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương: + Xác định đối tượng + Câu hỏi phỏng vấn | 45 phút | Nhóm 4 | Bản mô tả các hành vi, việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương |
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 86 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 1
Thực hiện kế hoạch và chia sẻ kết quả.
Phương pháp giải:
- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
- Viết báo cáo kết quả khảo sát.
+ Thời gian, địa điểm khảo sát.
+ Đa dạng động vật, thực vật tại địa phương.
+ Môi trường sống của động vật, thực vật ở địa phương.
+ Tình trạng khai thác động vật, thực vật của người dân địa phương.
+ Hành vi, việc làm của các cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.
+ Hình ảnh minh hoạ.
+ Nhận xét về sự đa dạng động vật, thực vật tại địa phương.
- Chia sẻ kết quả.
Lời giải chi tiết:
- Kế hoạch:
+ Thực hiện khảo sát tại địa phương trong vòng 2 tuần.
+ Ghi lại thông tin về đa dạng động vật và thực vật.
+ Đánh giá môi trường sống và tình trạng khai thác.
+ Phân tích hành vi bảo vệ môi trường của cộng đồng.
- Kết quả khảo sát:
+ Thời gian: 15/5/2024 - 30/5/2024.
+ Địa điểm: Các khu vực công viên, vườn hoa tại Hà Nội
+ Đa dạng động vật, thực vật: Ghi nhận hơn 50 loài động vật và 100 loài thực vật.
+ Môi trường sống: Đánh giá mức độ ôn hòa và sức khỏe của môi trường sống.
+ Tình trạng khai thác: Phát hiện việc khai thác quá mức ở một số khu vực.
+ Hành vi bảo vệ: Phân tích vai trò của các cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ kết quả:
+ Tổ chức buổi thảo luận công khai với cộng đồng.
+ Trình bày báo cáo về kết quả khảo sát tại các cuộc họp địa phương.
+ Xuất bản bài báo về kết quả khảo sát trên các phương tiện truyền thông địa phương.