Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

2024-09-15 15:47:50

Đề bài

Câu 1. Sự kiện nào dưới đây được xem là “Năm châu Phi”?

A. Hiến pháp Nam Phi ra đời.

B. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành độc lập

C. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập

D. Binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập nổi dậy

Câu 2: “Lục địa bùng cháy” là tên gọi của khu vực nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Châu Phi.                    B. Mĩ Latinh.

C. Châu Á.                       D. Trung Đông

Câu 3: Các chính quyền độc tài quân sự ở các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thành lập bởi sự giúp đỡ của nước nào?

A. Cuba.                              B. Nhật.

C. Đức.                                D. Mĩ.

Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở

A. khu vực Trung Phi

B. khu vực Bắc Phi

C. khu vực Nam Phi

D. khu vực Trung Phi và Nam Phi

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi?

A. Năm 1994. Nenxon Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên

B. Năm 1975, nước cộng hoà Anggola và Môdămbich ra đời

C. Năm 1960, Năm châu Phi

D. Năm 1962, Angieri được công nhận độc lập

Câu 6. Sự kiện nào dưới đây diễn ra trên đất nước Cuba ngày 1/1/1959?

A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada

B. nước Cộng hoà Cuba ra đời

C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập

D.Mĩ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.

Câu 7. Sự kiện nào là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ từ bỏ quyền chiếm kênh đào Panama (năm 1999).

B. Cách mạng Cuba thắng lợi, nước Cộng hòa Cuba ra đời (tháng 1 – 1959).

C. Sự ra đời của tổ chức Liên minh vì sự tiến bộ.

D. Các nước Mĩ Latinh giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 8: Trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy”

A. là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

B. 17 nước giành được độc lập.

C. đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghãi thực dân mới ở châu lục này

D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh

Câu 9. Cuộc đấu tranh của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải quyết nhiệm vụ gì?

A. Dân chủ.

B. Chống phân biệt chủng tộc.

C. Dân tộc.

D. Dân tộc, dân chủ.

Câu 10: Hình thức đấu tranh nào sau đây không được nhân dân Mĩ Latinh sử dụng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường

B. Bãi công của công nhân

C. Nổi dậy của nông dân

D. Tẩy chay, bất hợp tác với Mĩ

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 C

 B

 B

 D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 36.

Cách giải:

Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 40.

Cách giải:

Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 39.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.

Thắng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lâp chế độ độc tài quân sự ở Cuba.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 35.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan sang các khu vực khác.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 36.

Cách giải:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 39.

Cách giải:

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba được thành lập do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 39, suy luận.

Cách giải:

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Chiến thắng của nhân dân Cuba đã cổ vũ cho nhân dân các quốc gia còn lại trong khu vực Mĩ Latinh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70 của thế kỉ XX, các phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> cách mạng Cuba thắng lợi và nước Cộng hòa Cuba ra đời (1-1959) là sự kiện đánh dấu mốc cho bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 36, suy luận.

Cách giải:

- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.

- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chiu tác động bởi nhiều nhân tố:

+ Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi… 

Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.  Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. 

 + Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… 

Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi…  Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.   Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân… 

=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 39, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự. Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.

=> Cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ, giành độc lập dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: Sgk trang 40, loại trừ.

Cách giải:

Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ, cao trào đâu tranh vũ trang cũng bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”.

=> Tẩy chay, bất hợp tác với Mĩ không phải là hình thức đấu tranh được nhân dân các nước Mĩ Latinh sử dụng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: D

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"