Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

2024-09-15 15:48:19

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chế tạo công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.

B. thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

C. chinh phục vũ trụ, đưa người lên mặt trăng.

D. sản xuất được những vũ khí hiện đại.

Câu 2. Từ thập kỉ 9 trở đi, Mĩ chi phối hầu hết các tô chức kinh tế - tài chính quốc tế như

A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB).

B. Liên hợp quốc (UN), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

C. Liên hợp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Ngân hàng thế giới (WB).

Câu 3. Sau Chiến tranh lạnh Mĩ có âm mưu gì?

A. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới để tạo sức ảnh hưởng trên thế giới.

B. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 4. Sau thất bại ở Việt Nam năm 1975, các chính quyền Mĩ

A. vẫn tiếp tục “Chiến lược toàn cầu” và theo đuổi Chiến tranh lạnh.

B. từ bỏ “Chiến lược toàn cầu”.

C. chỉ theo đuổi Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. từ bỏ Chiến tranh lạnh.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước

A. bị thiệt hại nặng nề.

B. thu nhiều lợi nhuận nhất.

C. không bị thiệt hại, cùng không thu được lợi nhuận gì.

D. cân bằng trạng thái trước chiến tranh.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng nông nghiệp.

B. Cách mạng công nghiệp.

C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. Cách mạng công nghệ thông tin. 

II. TỰ LUẬN(4 điểm)

Phân tích những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945 - 1973.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

 A

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 43.

Cách giải:

Thành tựu về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tính tự động).

- Sáng tạo ra nhiều vật liệu mới (Pôlime, vật liệu tổng hợp).

- Sáng tạo ra nhiều năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch).

- Chinh phục vũ trụ (đưa con người lên Mặt trăng năm 1969) và đi đầu trong “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 45.

Cách giải:

Từ thập kỉ 9 trở đi, Mĩ chi phối hầu hết các tô chức kinh tế - tài chính quốc tế như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiễn tệ quốc tế (IMF),…

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 45.

Cách giải:

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 45.

Cách giải:

Sau thất bại ở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nước, các chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục triển khai “Chiến lược tàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh. Đến tháng 12-1989. Mĩ và Liên Xô mới chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 42.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước thu được nhiều lợi nhuận nhất. Mĩ không chỉ không bị thiệt hại bởi chiến tranh và biết lợi dung chiến tranh để làm giàu khi thực hiện buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Tình hình Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đối lập với Liên Xô (bị thiệt hại nặng nề nhất).

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 43.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ  hai, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.

Chọn đáp án: C

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 42, phân tích.

Cách giải:

Những nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945 - 1973 bao gồm:

- Một là, lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.

+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn: phát triển các cùng chuyên canh quy mô lớn, mở rộng sản xuất công nghiệp và phát triển dịch vụ.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú: cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

+ Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo là cơ sở quan trọng tăng năng suất lao động và phát triển đa dạng các ngành kinh tế.

Hai là, Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu: thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.

+ Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là một trong ba lực lượng trụ cột trong khối đồng minh chống phát xít nên trong Hội nghị Ianta Mĩ được phân chia vùng ảnh hưởng rộng lớn.

+ Hơn nữa, là quốc gia đi đầu trong cách mạng Khoa học - kĩ thuật nên Mĩ đã sản xuất ra nhiều vũ khí để bán cho các nước tham chiến.

Ba là, Mĩ đã áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

+ Giúp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

+ Cuộc cách mạng này đã giúp thay đổi các nhân tố sản xuất từ tư liệu sản xuất đến người lao động.

Bốn là, các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. Các công ti này mang lại lợi nhuận rất lớn cho kinh tế Mĩ.

Năm là, các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển. Chính sách của chính phủ đúng đắn là điều kiện quan trọng dẫn đầu, tạo môi trường cho sự phát triển.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"