Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

2024-09-15 15:50:55

V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Chỉ cần nắm nội dung, ý nghĩa hiệp định)

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau Mậu Thân 1968  Gion xơn tuyên bố ngừng  ném bom ở miền Bắc  và nối lại đàm phán với Việt Nam.

- Ngày 13/5/1968  cuộc đàm phán  chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ .

- Từ 25/1/1969, gồm 4 bên  là Việt Nam Dân chủ cộng hòaMặt trận  dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,  Hoa Kỳ  và Việt Nam Cộng hòa.

- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên rất khác nhau, mâu thuẫn nhau: Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đòi tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10/1972).

- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Paris.

-  Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

Lễ kí chính thức Hiệp ước Pari về Việt Nam (27-1-1973)

2. Hiệp định Pari

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

* Nội dung Hiệp định Pari gồm những điều khoản cơ bản sau đây:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục  dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi với Việt Nam.

* Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

3. Mở rộng: Thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành các quyến dân tộc cơ bản thông qua Hiệp định từ năm 1946 đến năm 1973:

- Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954), Hiệp định Pari (27-1-1973) là những văn kiện có tính chất pháp lý quốc tế, ghi nhận thằng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản.

- Với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946):

+ Được chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp ở Hà Nội, theo đó Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.

- Với Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954):

+ Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

+ Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra đời, một Hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Với Hiệp định Pari (27-1-1973) :

+ Mĩ và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Qua 30 năm kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. => Các quyền dân tộc cơ bản được thực hiện trọn vẹn.

ND chính

- Những nội dung cơ bản của Hội nghị Pari và Hiệp định Pari.

- Thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành các quyến dân tộc cơ bản thông qua Hiệp định từ năm 1946 đến năm 1973.

Sơ đồ tư duy Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"