Đề kiểm tra 15 phút chương 4 - phần 2 - Đề số 9

2024-09-15 15:51:17

Đề bài

Câu 1. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 qua ba chiến dịch lớn là:

A. Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng

B. Tây Nguyên, Huế, Hồ Chí Minh

C. Tây Nguyên, Huế, Sài Gòn

D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

Câu 2. Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là trận đánh nào?

A. Đánh vào Playku

B. Đánh vào KomTum

C. Đánh vào Buôn Ma Thuột

D. Đánh vào An Khê

Câu 3. Sự kiện nào báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng?

A. Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống taòn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn.

B. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

C. Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy và tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh.

D. Lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống

Câu 4. Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên nguyên thuỷ là

A. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định

B. Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975

C. Chiến dịch toàn thắng

D. Chiến dịch giải phóng miền Nam

Câu 5. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)?

A. Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới.

B. Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, hoàn thành nhiệm vụ hậu phương.

C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ to lớn từ các dân tộc yêu chuộng hoà bình.

D. Sự đoàn kết liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là gì?

A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam

B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền

C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam

D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 7. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

Câu 8. Nguyên nhân có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là:

A. Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

B. Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng

D. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 9. Chiến thắng nào là một đòn trinh sát chiến lược, tạo tiền đề cho Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

A. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long

B. Chiến dịch Tây Nguyên

C. Tấn công Buôn Ma Thuột

D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Câu 10. Ai là Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (Tổng thống chính phủ Sài Gòn) từ năm 1967-1975?

A. Ngô Đình Diệm

B. Nguyễn Văn Thiệu

C. Trần Văn Hương

D. Dương Văn Minh

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. A

2. C

3. D

4. A

5. B

6. A

7. B

8. D

9. A

10. B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 192-195.

Cách giải:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch:

- Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975)

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975)

- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30-/4/1975)

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 13.

Cách giải:

Thực hiện kế hoạch, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên. Trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975 đã giành thắng lợi. Ngày 12-3-1975, địch phản công chiến lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 195.  

Cách giải:

10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh, vừa lên giữ chức tổng thống ngày 30-4 đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 195.

Cách giải:

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên là chiến dịch Hồ Chí Minh.

=> Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên nguyên thủy là chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 197, suy luận.

Cách giải:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954 - 1975) giành thắng lợi do những nhân tố khách quan sau:

- Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đờ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương.

- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

- Phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của để quốc Mĩ.

Đáp án B: là nguyên nhân chủ quan quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 190-191, suy luận.

Cách giải:

Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 197, suy luận.

Cách giải:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là nhân tố chủ quan, trong đó sự lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta”.

- Một là, Đảng đã đề ra đường lối chính trị, quân sự và phương hướng tiến hành chiến tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

-  Hai là, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi.

-  Ba là, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hậu phương chiến lược với hậu phương tại chỗ, giữa hậu phương trong nước với hậu phương quốc tế.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Chiến dịch đường 14 -Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Về ý nghĩa chính trị, chiến dịch đường 14 - Phước Long  tạo tiền đề cho Trung ương Đảng hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

1

Ngô Đình Diệm

26/10/1955 - 2/11/1963

2

Nguyễn Văn Thiệu

1/9/1967 - 21/4/1975.

3

Trần Văn Hương

21/4/1975 - 28/4/1975

4

Dương Văn Minh

28/4/1975 - 30/4/1975

Chọn: B

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"