Đề Kiểm Tra Học Kỳ 2 Vật Lí 10 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 2

2024-09-21 11:15:35

Đề kiểm tra học kỳ 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức 2022-2023 có đáp án-Đề 2 được soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
KIỂM TRA CUỐI KỲ 2, NĂM HỌC 2022-2023-ĐỀ 2

Môn: Vật lí – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1: Chọn ý sai. Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều

A. là đại lượng luôn thay đổi theo thời gian.

B. có đơn vị rad/s.

C. bằng độ dịch chuyển góc chia cho thời gian dịch chuyển.

D. đặc trưng cho sự quay nhanh hay chậm của vật.

Câu 2: Một hệ được gọi là hệ cô lập khi

A. các nội lực trong hệ triệt tiêu lẫn nhau.

B. chỉ kể những tác dụng của nội lực trong hệ mà bỏ qua tác dụng của ngoại lực.

C. chỉ kể những tác dụng của ngoại lực mà bỏ qua tác dụng của nội lực trong hệ.

D. hệ chịu tác dụng của ngoại lực không đổi.

Câu 3: Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển động. Điều này có nghĩa là lực

A. đã sinh công cản. B. đã sinh công dương.

C. không sinh công . D. đã sinh công suất.

Câu 4: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v thì có động năng bằng

A. 0,5mv. B. 0,5mv2. C. 0,5m2v. D. m.v.

Câu 5: Khi các lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng của vật

A. không đổi. B. tăng. C. giảm. D. bằng không.

Câu 6: Một vật có khối lượng 400 g chuyển động với tốc độ v thì nó có động lượng là 8 kg.m/s. Tốc độ v của vật là

A. 5000 m/s. B. 50 m/s. C. 0,02 m/s. D. 20 m/s.

Câu 7: Cách diễn đạt khác của định luật II Niu-tơn là

A. $\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow F .\Delta t$. B. $\Delta \overrightarrow F = \overrightarrow p .\Delta t$. C.$F = p.\Delta t$. D. $\Delta p = F.\Delta t$.

Câu 8: Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng

A. luôn thay đổi. B. bảo toàn.

C. luôn bằng không. D. luôn có giá trị âm.

Câu 9: Chọn phát biểu sai. Véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều

A. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn B. có phương và chiều không đổi.

C. luôn cùng hướng với lực hướng tâm. D. có độ lớn không đổi.

Câu 10: Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng là đại lượng

A. luôn tăng. B. có lúc tăng có lúc giảm.

C. không đổi. D. luôn giảm.

Câu 11: Hiệu suất càng cao thì

A. năng lượng hao phí càng ít.

B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.

C. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng nhỏ.

D. tỉ lệ năng lượng có ích so với năng lượng toàn phần càng nhỏ.

Câu 12: Chọn ý sai. Moment lực

A. là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

B. có biểu thức: M = F.d.

C. có đơn vị N/m( Niu tơn trên mét ).

D. được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

Câu 13: Đại lượng nào sau đây được đo bằng tích F.s.cosα

A. động năng. B. công suất. C. cơ năng. D. công cơ học.

Câu 14: Trên một cánh quạt người ta lấy hai điểm có khoảng cách đến tâm quay ${R_1} = 2{R_2}$ thì liên hệ giữa tốc độ của hai điểm đó là

A. ${v_1} = 0,5.{v_2}$. B.${v_2} = 0,5.{v_1}$. C. ${v_1} = {v_2}$. D. ${v_2} = \sqrt 2 {v_1}$.

Câu 15: Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm?

A. aht = ω2r . B. aht = v2.r . C. aht = ωr . D. aht = ωr .

B. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Bài 1: Một hệ kín gồm 2 vật m1 = 3 kg, m2 = 2 kg chuyển động cùng chiều nhau trên một mặt phẳng nằm ngang, biết động lượng của vật 1 là 4kgm/s, động lượng của vật 2 là 6kgm/s. Tìm động lượng của hệ vật?

Bài 2: Một vật có khối lượng m = 200g chuyển động đều trên đường tròn có bán kính 20cm, gia tốc hướng tâm của vật 18 m/s2 .Tính độ lớn lực hướng tâm?

Bài 3: Từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB dài 5m, cao 1,8m so với mặt phẳng ngang một vật có khối lượng m1 = 2kg trượt không vận tốc đầu xuống chân B của mặt phẳng. Bỏ qua ma sát và chọn mốc thế năng tại chân B của mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2.

a/ Tính cơ năng của vật tại A ?

b/Tính động năng của vật tại chân B của mặt phẳng nghiêng AB?

c/ Khi đến chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang BD, đi được 1,8m thì va chạm vào vật thứ 2 có khối lượng bằng 1,2m1 đặt tại N. Sau va chạm vật 2 đi về phía D với vận tốc bằng vận tốc của vật 1 khi va chạm. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của vật 1 sau va chạm?

…………..HẾT………….

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM

1 A 4 B 7 A
2 B 5 C 8 B
3 C 6 D 9 B
10 C 13 D
11 C 14 B
12 C 15 A

B. TỰ LUẬN

Bài 1: Viết biểu thức: $\overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} $ ………………………………………………………………0,25đ

(1 điểm) Giải thích : vì $\overrightarrow {{p_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{p_2}} $ ……………………………………………………………..0,25đ

Thay số vào p = p1 + p2 = 4+6 = 10 kgm/s……………………………….0,5đ

Bài 2: Viết biểu thức Fht = ma……………………………………………………………………..0,5đ

(1 điểm) Thay số đúng F =0,2x 18= 3,6N ……………………………………………0,5đ

Bài 3: (3 điểm)

a/Viết đúng công thức : WA = Wđ +Wt = mgh + 0,5mv2 ………………………………..0,5đ

Thay số đúng : WA = 2×3,2×10 + 0 = 36J……………………………………………………0,5đ

b/ Áp dụng ĐLBTCN: WA = WB.…………………………………………………………………0,25đ

WđB +WtB = 36 suy ra WđB = 36J …………………………………………………………0,5đ

c/ Tính vận tốc vận 1 tại N : vB = 6m/s …………………………………………………………0,25đ

Viết đúng biểu thức ĐLBT ĐL ở dạng vec tơ:$\overrightarrow p = \overrightarrow {p’} $

hay ${m_1}.\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}.\overrightarrow {{v_2}} = {m_1}.\overrightarrow {{{v’}_1}} + {m_2}.\overrightarrow {{{v’}_2}} $ ……………………………….0,25đ

Chiếu lên chiều dương đưa về bt đại số :${m_1}.{v_1} + 0 = {m_1}.{v’_1} + {m_2}.{v’_2}$ ……………..0,25đ

Thay số tìm được v1 sau va chạm : $2×6{\text{ }} = {\text{ }}2x{v’_1} + 2,4×6$

${v’_1} = – 1,2m/s$ ………………0,25đ

Kết luận hướng của vec tơ $\overrightarrow {{v_1}} $ từ N đến B ( ngược chiều ban đầu của vật 1) ……..0,25đ

Chú ý:

  • Học sinh làm cách khác đúng kết quả cho điểm tối đa.
  • Học sinh làm sai hoặc thiếu từ 2 đơn vị trở lên – 0,25 điểm cho toàn bài.
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"