Câu 1
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái; Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Không thực hiện phép tính, hãy tìm số thích hợp với dấu “?”
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giáo hoán, kết hợp cả phép cộng để điền số thích hợp.
a + b = b + a
(a + b) + c = a + ( b + c)
Lời giải chi tiết:
319 + 425 = 425 + 319
(173 + 454) + 346 = 173 + (454 + 346)
Câu 3
Hai xe bồn chở tất cả 39 000 $\ell $ nước. Xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai 3 000 $\ell $ nước. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu lít nước?
Phương pháp giải:
- Tìm số bé trước: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
- Tìm số lớn trước: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Lời giải chi tiết:
Ta có sơ đồ:
Xe thứ nhất chở được số lít nước là:
(39 000 + 3 000) : 2 = 21 000 (lít)
Xe thứ hai chở được số lít nước là:
21 000 – 3 000 = 18 000 (lít)
Đáp số: Xe thứ nhất: 21 000 lít; xe thứ hai: 18 000 lít
Câu 4
Một đoàn tàu chở hàng gồm 17 toa. Trong đó có 9 toa, mỗi toa chở 15 300 kg hàng và 8 toa, mỗi toa chở 13 600 kg hàng. Hỏi trung bình mỗi toa chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
Phương pháp giải:
- Số kg hàng của 9 toa = số kg hàng mỗi toa x số toa.
- Số kg hàng của 8 toa = số kg hàng mỗi toa x số toa.
- Trung bình mỗi toa chở số kg hàng = (số kg hàng của 9 toa + số kg hàng của 8 toa) : 17
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 17 toa
9 toa: mỗi toa 15 300 kg
8 toa: mỗi toa 13 600 kg
Trung bình: ? kg
Bài giải
Số kg hàng 9 toa chở là:
15 300 x 9 = 137 700 (kg)
Số kg hàng 8 toa chở là:
13 600 x 8 = 108 800 (kg)
Trung bình mỗi toa chở số kg hàng là:
(137 700 + 108 800) : 17 = 14 500 (kg)
Đáp số: 14 500 kg hàng
Câu 5
Tính bằng cách thuận tiện.
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm với nhau
Lời giải chi tiết:
6 650 + 9 543 + 3 250 – 9 900
= (6 650 + 3 250) + 9 543 – 9 900
= 9 900 + 9 543 – 9 900
= 9 900 – 9 900 + 9 543
= 0 + 9 543
= 9 543
Câu 1
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái; Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Không thực hiện phép tính, hãy tìm số thích hợp với dấu “?”
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất:
Tính chất giao hoán: a x b = b x a
Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c)
Nhân một số với một tổng: c x b + a x c = a x (b + c)
Lời giải chi tiết:
49 x 37 = 37 x 49
(214 x 25) x 4 = 214 x (25 x 4)
103 x 18 + 103 x 12 = 103 x (18 + 12)
Câu 3
Tính giá trị của biểu thức.
a) 8 359 + 305 x 38
b) 4 824 – (9 365 – 5 465) : 15
Phương pháp giải:
- Biểu thức có chứa phép cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước
Lời giải chi tiết:
a) 8 359 + 305 x 38 = 8 359 + 11 590
= 19 949
b) 4 824 – (9 365 – 5 465) : 15 = 4 824 – 3 900 : 15
= 4 824 – 260
= 4 564
Câu 4
Chú Hùng đi công tác bằng xe ô tô, quãng đường phải đi dài 300 km. Biết rằng cứ đi 100 km thì xe ô tô tiêu hao hết 10 $\ell $ xăng và giá 1 $\ell $ xăng là 23 400 đồng. Tính số tiền chú Hùng cần mua xăng để vừa đủ cho xe ô tô đi hết quãng đường đó.
Phương pháp giải:
- Tìm số lít xăng để đi hết quãng đường 300 km
- Số tiền chú Hùng cần mua xăng = giá tiền 1 lít xăng x số lít xăng chú Hùng cần mua.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
100 km: 10 lít
1 lít: 23 400 đồng
300 km: ? đồng
Bài giải
Số l xăng chú Hùng cần mua là:
10 x (300 : 100) = 30 (lít)
Số tiền chú Hùng cần mua xăng là:
23 400 x 30 = 702 000 (đồng)
Đáp số: 702 000 đồng
Câu 5
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 3 506 x 25 x 4
b) 467 x 46 + 467 x 54
Phương pháp giải:
a) Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn trăm với nhau
b) Áp dụng công thức: a × b + a × c = a × (b + c)
Lời giải chi tiết:
a) 3 506 x 25 x 4
= 3 506 x (25 x 4)
= 3 506 x 100
= 350 600
b) 467 x 46 + 467 x 54
= 467 x (46 + 54)
= 467 x 100
= 46 700