Toán lớp 4 trang 112 - Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường - SGK Kết nối tri thức

2024-09-14 02:31:27

Câu 1

Viết tên các góc nhọn, góc tù, góc vuông có trong hình bên (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi viết tên các góc nhọn, góc tù, góc vuông có trong hình theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB, AC

Góc nhọn đỉnh B; cạnh BM, BC

Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BM

Góc nhọn đỉnh C; cạnh CA, CB

Góc nhọn đỉnh M; cạnh MA, MB

Góc tù đỉnh M; cạnh MB, MC

Góc vuông đỉnh B; cạnh BA, BC.


Câu 2

Số?

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi:

1 yến = 10kg      ;       1 tạ = 100 kg                

1 tấn = 10 tạ = 100 yến =  1000kg

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Dùng thước đo góc để đo các góc của hình thoi ABCD.

Phương pháp giải:

Cách đo góc bằng thước đo góc:

- Đặt đỉnh của góc trùng với tâm của thước đo góc; đặt một cạnh nằm trên đường kính của nửa hình tròn của thước.

- Cạnh còn lại đi qua một vạch trên nửa đường tròn của thước, cạnh đó nằm trên vạch số nào thì số đó là số đo góc của góc

Lời giải chi tiết:

Góc đỉnh A, cạnh AB, AD có số đo là 60o

Góc đỉnh B, cạnh BA, BC có số đo là 120o

Góc đỉnh D, cạnh DA, DC có số đo là 120o

Góc đỉnh C, cạnh CB, CD có số đo là 60o


Câu 4

Một cửa hàng có 1 tấn 540 kg gạo tẻ và số gạo nếp bằng $\frac{2}{7}$ số gạo tẻ. Hỏi cửa hàng đó có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp?

Phương pháp giải:

- Đổi 1 tấn 540 kg sang đơn vị kg

- Số kg gạo nếp = số kg gạo tẻ x $\frac{2}{7}$

- Số kg gạo tẻ và gạo nếp = số kg gạo tẻ + số kg gạo nếp

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

Gạo tẻ: 1 tấn 540 kg

Gạo nếp: $\frac{2}{7}$ số gạo tẻ

Gạo nếp và gạo tẻ: ? kg

Bài giải

Đổi 1 tấn 540 kg = 1 540 kg

Số kg gạo nếp cửa hàng có là:

$1540 \times \frac{2}{7} = 440$(kg)

Cửa hàng đó có tất cả số ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp là:

 1 540 + 440 = 1 980 (kg)

Đáp số: 1 980 kg


Câu 5

Chọn câu trả lời đúng.

Số khối lập phương nhỏ dùng để xếp thành hình bên là:

A. 16                          

B.29                                       

C.30                                                   

D.20

Phương pháp giải:

- Quan sát tranh để xác định số khối lập phương nhỏ ở mỗi hàng

- Tính tổng số khối lập phương để xếp thành hình trên.

Lời giải chi tiết:

Hàng 1: có 1 khối lập phương nhỏ

Hàng 2: có 4 khối lập phương nhỏ

Hàng 3: có 9 khối lập phương nhỏ

Hàng 4: có 16 khối lập phương nhỏ

Vậy số khối lập phương nhỏ dùng để xếp thành hình bên là: 1 + 4 + 9 + 16 = 30 (khối lập phương)

Chọn đáp án C


Câu 1

Viết tên các hình bình hành có trong hình bên rồi cho biết cạnh AD song song và bằng những cạnh nào.

Phương pháp giải:

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

- Các hình bình hành là: AMND; ABCD; MBCN

- Cạnh AD song song và bằng các cạnh: MN; BC


Câu 2

Số?

Phương pháp giải:

Dựa vào các cách chuyển đổi:

1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 thế kỉ = 100 năm

Lời giải chi tiết:

a) 4 giờ = 240 phút                                                                            

12 phút = 720 giây                                                                             

3 thế kỉ = 300 năm       

b) 3 giờ 25 phút = 205 phút                                                                           

10 giờ 4 phút = 604 phút

15 phút 20 giây = 920 giây

c) $\frac{1}{3}$ giờ = 20 phút

$\frac{1}{5}$ phút = 12 giây

$\frac{1}{4}$ thế kỉ = 25 năm


Câu 3

Năm nay, Nam 10 tuổi, Nam kém mẹ 30 tuổi. Hỏi mẹ của Nam sinh năm nào và năm đó thuộc thế kỉ bao nhiêu?

Phương pháp giải:

- Tìm tuổi mẹ = tuổi của Nam + 30 tuổi

- Tìm năm sinh của mẹ Nam = Năm hiện tại – tuổi mẹ

-  Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

Lời giải chi tiết:

Tuổi mẹ hiện nay là: 10 + 30 = 40 (tuổi)

Năm nay là năm 2024, năm sinh của mẹ Nam là 2024 – 40 = 1984

Năm 1984 thuộc thế kỉ XX.


Câu 4

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi:

1m2 = 100dm2; 1cm2 = 100mm2 ; 1dm2 = 100cm2

Lời giải chi tiết:

a) 4 m2 = 400 dm2                                                                                    

25 cm2 = 2 500 mm2                                                                          

12 dm2 = 1 200 cm2                                                                                       

b) 200 cm2 = 2 dm2

80 000 cm2 = 800 dm2

3 400 mm2 = 34 cm2

c) 5 m2 52 dm2 = 552 dm2

7 cm2 6 mm2 = 706 mm2

6 dm2 15 cm2 = 615 cm2


Câu 5

Người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 50 cm để lát nền một phòng học hình chữ nhật có chiều dài 8 m, chiều rộng 6 m. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch men loại đó để vừa đủ lát kín nền phòng học? (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể.)

Phương pháp giải:

- Diện tích viên gạch = cạnh x cạnh

- Diện tích nền phòng học = chiều dài x chiều rộng

- Số viên gạch dùng để lát kín nền phòng học = diện tích nền phòng học : diện tích viên gạch

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Phòng học hình chữ nhật

Chiều dài: 8 m

Chiều rộng: 6 m

Viên gạch hình vuông cạnh 50 cm

Lát kín nền: ? viên gạch

Bài giải

Diện tích mỗi viên gạch hình vuông là:

50 x 50 = 2 500 (cm2)

Diện tích nền phòng học là:

8 x 6 = 48 (m2)

Đổi 48 m2 = 480 000 cm2

Số viên gạch dùng để lát kín nền phòng học là:

480 000 : 2 500 = 192 (viên gạch)

Đáp số: 192 viên gạch

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"