Toán lớp 4 trang 83 - Bài 35: Luyện tập - SGK Cánh diều

2024-09-14 02:37:20

Câu 1

a) Tính và so sánh giá trị hai biểu thức sau: 5 x (4 + 3) và 5 x 4 + 5 x 3.

b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh hoạ:

c) Tính:

32 x (200 + 3)                                                            

(125 + 9) x 8

Phương pháp giải:

a) Tính giá trị 2 biểu thức rồi so sánh

b) Thảo luận nội dung và lấy ví dụ minh hoạ

c) Dựa vào công thức nhân một số với một tổng hoặc nhân một tổng với một số:

                                           a x (b + c) = a x b + a x c

Lời giải chi tiết:

a) 5 x (4 + 3) = 5 x 7 = 35

5 x 4 + 5 x 3 = 20 + 15 = 35

Vậy 5 x (4 + 3) = 5 x 4 + 5 x 3 

b) Ví dụ minh họa:

4 x (5 + 7) = 4 x 5 + 4 x 7

                  = 20 + 28

                  = 48

(27 + 9) x 2 = 27 x 2 + 9 x 2

                     = 54 + 18

                     = 72

c) 32 x (200 + 3) = 32 x 200 + 32 x 3

                            = 6 400 + 96

                            = 6 496

(125 + 9) x 8 = 125 x 8 + 9 x 8

                     = 1 000 x 72

                     = 1 072


Câu 2

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau: 6 x (7 – 5) và 6 x 7 – 6 x 5.

b) Thảo luận nội dung và lấy ví dụ minh hoạ

c) Tính:

28 x (10 – 1)                                                                           

(100 – 1) x 36

Phương pháp giải:

a) Tính giá trị 2 biểu thức rồi so sánh

b) Thảo luận nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

c) Dựa vào công thức nhân một số với một hiệu hoặc nhân một hiệu với một số:

                                            a x (b – c) = a x b – a x c

                                            (a – b) x c = a x c – b x c

Lời giải chi tiết:

a) 6 x (7 – 5) = 6 x 2 = 12                                                    

 6 x 7 – 6 x 5 = 42 – 30 = 12

Vậy 6 x (7 – 5) = 6 x 7 – 6 x 5

b) Ví dụ minh họa:

5 x (20 – 4) = 5 x 20 – 5 x 4 = 100 – 20 = 80

(27 – 9) x 2 = 27 x 2 – 9 x 2 = 54 – 18 = 36

c) Tính:

28 x (10 – 1) = 28 x 10 – 28 x 1

                     = 280 – 28

                     = 252

(100 – 1) x 36 = 100 x 36 – 1 x 36

                        = 3 600 – 36

                        = 3 564


Câu 3

Tính bằng hai cách:

a) 93 x 8 + 93 x 2

b) 36 x 9 + 64 x 9

c) 57 x 8 – 57 x 7

Phương pháp giải:

Cách 1: Áp dụng công thức:

                                                  a x b + a x c = a x (b + c)

                                                  a x b – a x c = a x (b – c)

Cách 2: Với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta có thể thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a)

Cách 1: 93 x 8 + 93 x 2 = 93 x (8 + 2)

                                      = 93 x 10

                                      = 930

Cách 2: 93 x 8 + 93 x 2 = 744 + 186 = 930

b)

 Cách 1: 36 x 9 + 64 x 9 = (36 + 64) x 9

                                       = 100 x 9

                                       = 900

Cách 2: 36 x 9 + 64 x 9 = 324 + 576 = 900

c)

Cách 1: 57 x 8 – 57 x 7 = 57 x (8 – 7)

                                       = 57 x 1

                                       = 57

Cách 2: 57 x 8 – 57 x 7 = 456 – 399 = 57


Câu 4

Minh đã giúp bác Phú tính số viên gạch ốp tường bếp theo hai cách dưới đây:

Cách 1: (5 + 3) x 10

Cách 2: (4 + 6) x 8

Em hãy thảo luận về hai cách tính trên.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh để xác định cách bạn Minh tính số viên gạch

Lời giải chi tiết:

Hai cách tính của bạn Minh đều đúng.

Cách 1: Bạn Minh đếm trong 1 cột có 5 viên gạch màu cam và 3 viên gạch màu xanh và có tất cả 10 cột như thế. Vậy biểu thức tính là (5 + 3) x 10

Cách 2: Bạn Minh đếm mỗi hàng ngang có 4 viên gạch hoặc 6 viên gạch, có tất cả 8 hàng ngang như thế.

Vậy biểu thức tính là (4 + 6) x 8

Vậy hai cách tính của bạn Minh đều đúng.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"