Câu 1
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Phương pháp giải:
Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Các hình bình hành là: hình ABCD; hình RSTU
Câu 2
Nêu tên các cặp cạnh song song và bằng nhau trong mỗi hình bình hành dưới đây:
Phương pháp giải:
Quan sát rồi nêu các cặp cạnh song song và bằng nhau trong mỗi hình bình hành.
Lời giải chi tiết:
*Hình bình hành ABCD:
- Cạnh AB song song với cạnh DC
- Cạnh BC song song với cạnh AD
- AB = DC, BC = AD
*Hình bình hành MNPQ:
- Cạnh MN song song với cạnh QP
- Cạnh MQ song song với cạnh NP
- MN = QP, MQ = NP
* Hình bình hành RSTU:
- Cạnh RS song song với cạnh UT
- Cạnh RU song song với cạnh ST
- RS = UT; RU = ST
Câu 3
Chỉ ra cách vẽ thêm hai đoạn thẳng trong mỗi hình sau để được một hình bình hành:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hình bình hành để vẽ thêm đoạn thẳng: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Ta vẽ như sau:
Câu 4
Dùng que tính lắp ghép để tạo thành các hình bình hành:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hình bình hành để xếp hình: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện
Câu 5
Hãy kể một số hình ảnh có dạng hình bình hành trong thực tế mà em biết.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hình ảnh có dạng hình bình hành trong thực tế.
Lời giải chi tiết:
Một số vật có dạng hình bình hành trong thực tế: lan can cầu thang, các ô ngăn cách trong hầm chứa xe, ....
Lý thuyết