Bài 24. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng (tiết 2) trang 68 Vở thực hành Toán 4

2024-09-14 02:54:31

Câu 1

Tính bằng cách thuận tiện.

a) 68+ 207 + 3

b) 25 + 159 + 75

c) 1 + 99 + 340

d) 372 + 290 + 10 + 28

Phương pháp giải:

Khi cộng tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba:

(a + b) + c = a + (b + c)

Lời giải chi tiết:

a) 68 + 207 + 3 = 68 + (207 + 3)

                         = 68 + 210 = 278

b) 25 + 159 + 75 = (25 + 75) + 159

                          = 100 + 159 = 259

c) 1 + 99 + 340 = 100 + 340 = 440

d) 372 + 290 + 10 + 28 = (372 + 28) + (290 + 10)

                                    = 400 + 300 = 700


Câu 2

Tính giá trị của biểu thức (a + b) + c với a = 1 975, b = 1 991 và c = 2 025.

Phương pháp giải:

- Thay chữ bằng số vào biểu thức

- Áp dụng tính chất kết hợp để nhóm hai số có tổng là số tròn nghìn với nhau:

(a + b) + c = a + (b + c)

Lời giải chi tiết:

Với a = 19 75, b = 1 991 và c = 2 025 thì:

(a + b) + c = (1 975 + 1 991) + 2 025

= (1 975 + 2 025) + 1 991

= 4 000 + 1 991

= 5 991


Câu 3

Hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó

Lời giải chi tiết:


Câu 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a) 2 098 + 9 182 = 9 182 + ............

b) 818 + 847 + 222 = 818 + ...........+ 847

c) 198 + 288 + 333 = 333 + 288 + ...........

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi

Lời giải chi tiết:

a) 2 098 + 9 182 = 9 182 + 2 098

b) 818 + 847 + 222 = 818 + 222 + 847

c) 198 + 288 + 333 = 333 + 288 + 198

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"