Câu 1
Tính bằng 2 cách (theo mẫu)?
Mẫu: 4 x 3 x 2 = ?
Cách 1: 4 x 3 x 2 = (4 x 3) x 2 = 12 x 2 = 24
Cách 2: 4 x 3 x 2 = 4 x (3 x 2) = 4 x 6 = 24
a) 4 x 2 x 5 = ?
b) 7 x 2 x 3 = ?
c) 6 x 3 x 3 = ?
d) 6 x 2 x 4 = ?
Phương pháp giải:
(a x b) x c = a x (b x c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.
Lời giải chi tiết:
a) 4 x 2 x 5 = ?
Cách 1: 4 x 2 x 5 = (4 x 2) x 5 = 8 x 5 = 40
Cách 2: 4 x 2 x 5 = 4 x (2 x 5) = 4 x 10 = 40
b) 7 x 2 x 3 = ?
Cách 1: 7 x 2 x 3 = (7 x 2) x 3 = 14 x 3 = 42
Cách 2: 7 x 2 x 3 = 7 x (2 x 3) = 7 x 6 = 42
c) 6 x 3 x 3 = ?
Cách 1: 6 x 3 x 3 = (6 x 3) x 3 = 18 x 3 = 54
Cách 2: 6 x 3 x 3 = 6 x (3 x 3) = 6 x 9 = 54
d) 6 x 2 x 4 = ?
Cách 1: 6 x 2 x 4 = (6 x 2) x 4 = 12 x 4 = 48
Cách 2: 6 x 2 x 4 = 6 x (2 x 4) = 6 x 8 = 48
Câu 2
Tô các miếng bìa ghi biểu thức có giá trị bằng nhau bởi cùng một màu.
Phương pháp giải:
Tìm các miếng bìa có giá trị bằng nhau rồi tô cùng một màu
Lời giải chi tiết:
Các miếng bìa có giá trị bằng nhau là:
8 x 5 x 2 = 40 x 2 = 8 x 10
9 x 6 = 9 x 3 x 2 = 27 x 2
Học sinh tự tô màu.
Câu 3
Rô-bốt làm 3 chiếc bánh kem. Mỗi chiếc bánh kem được cắt thành 5 phần, mỗi phần có 2 quả dâu tây. Hỏi Rô-bốt đã dùng tất cả bao nhiêu quả dâu tây?
Phương pháp giải:
Cách 1:
- Tìm số phần bánh = số phần của một chiếc bánh x số chiếc bánh
- Số quả dâu tây đã dùng = số quả dâu tây của 1 phần bánh x số phần bánh.
Cách 2:
- Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh = Số quả dâu tây trên mỗi phần bánh x số phần bánh
- Số quả dâu tây đã dùng = Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh x số chiếc bánh
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 3 chiếc bánh
Mỗi chiếc bánh: 5 phần
Mỗi phần: 2 quả
Tất cả: ? quả
Bài giải
Ba chiếc bánh kem được cắt làm số phần là:
5 x 3 = 15 (phần)
Rô-bốt đã dùng số quả dâu tây là:
2 x 15 = 30 (quả)
Đáp số: 30 quả dâu tây
Câu 4
Để so sánh giá trị của hai biểu thức 3 x 5 x 7 và 7 x 11 ta có thể làm như sau:
Có: 3 x 5 x 7 = (3 x 5) x 7 (dùng tính chất kết hợp của phép nhân)
= 15 x 7
= 7 x 15 (dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
vì 15 > 11 nên 7 x 15 > 7 x 11
Vậy 3 x 5 x 7 > 7 x 11.
Bằng cách tương tự như trên, hãy so sánh giá trị của hai biểu thức 4 x 6 x 8 và 6 x 20
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để so sánh hai biểu thức
Lời giải chi tiết:
Có 4 x 6 x 8 = (4 x 8) x 6 (dùng tính chất kết hợp của phép nhân)
= 32 x 6
= 6 x 32 (dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
Vì 32 > 20 nên 6 x 32 > 6 x 20
Vậy 4 x 6 x 8 > 6 x 20