Trong số 18 763 872 chữ số 6 thuộc:
- A
Hàng chục nghìn, lớp nghìn
- B
Hàng triệu, lớp triệu
- C
Hàng nghìn, lớp nghìn
- D
Hàng nghìn, lớp chục nghìn
Đáp án : A
- Xác định hàng của chữ số 6
- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn
Trong số 18 763 872 chữ số 6 thuộc: Hàng chục nghìn, lớp nghìn.
Làm tròn số 125 736 804 đến hàng trăm nghìn được:
- A
125 000 000
- B
125 700 000
- C
125 800 000
- D
125 600 000
Đáp án : B
Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5.
Nếu chữ số hàng chục nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.
Làm tròn số 125 736 804 đến hàng trăm nghìn được số 125 700 000 (vì chữ số hàng chục nghìn là 3 < 5, làm tròn xuống)
Năm 2000 là năm Canh Thìn. Hỏi năm đó thuộc thế kỉ nào?
- A
XIX
- B
XVIII
- C
XXI
- D
XX
Đáp án : D
Từ năm 1901 đến năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
Năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
Các bạn học sinh lớp 4A tổ chức liên hoan ở một khoảng sân. Em sẽ chọn vị trí nào để có diện tích lớn nhất:
- A
Hình A
- B
Hình B
- C
Hình C
- D
Không xác định được
Đáp án : B
Tính diện tích các khoảng sân, so sánh rồi chọn khoảng sân có diện tích lớn nhất.
Diện tích của khoảng sân A là 9 x 3 = 27 (m2)
Diện tích của khoảng sân B là 8 x 4 = 32 (m2)
Diện tích của khoảng sân C là 5 x 5 = 25 (m2)
Vậy khoảng sân B có diện tích lớn nhất.
Hình dưới đây có:
- A
1 cặp cạnh song song, 4 góc vuông
- B
2 cặp cạnh song song, 4 góc vuông
- C
2 cặp cạnh song song, 5 góc vuông
- D
1 cặp cạnh song song, 5 góc vuông
Đáp án : C
Quan sát hình vẽ để chọn đáp án thích hợp.
Hình vẽ trên có: 2 cặp cạnh song song, 5 góc vuông
Có hai xe tải chở 7 tấn cà phê về kho. Xe tải thứ nhất chở nhiều hơn xe tải thứ hai 6 tạ cà phê. Vậy số cà phê xe thứ nhất chở là:
- A
3 tấn 80 kg
- B
3 tấn 2 tạ
- C
4 tấn 3 yến
- D
3 tấn 8 tạ
Đáp án : D
- Đổi 7 tấn sang đơn vị tạ
- Số tạ cà phê xe thứ nhất chở = (tổng + hiệu) : 2
Đổi: 7 tấn = 70 tạ
Số tạ cà phê xe thứ nhất chở là: (70 + 6) : 2 = 38 (tạ)
Đổi: 38 tạ = 3 tấn 8 tạ
Đặt tính rồi tính
756 183 + 215 278
439 200 – 215 308
6 109 x 8
68 127 : 4
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Thực hiện từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia từ trái sang phải
Điền số thích hợp vào chỗ trống.
a) 19 tấn 50 yến = ....... yến
b) 6 528 dm2 = .......... m2 ......... dm2
c) 8 phút 12 giây = ....... giây
d) 5 m2 29 dm2 = ........ cm2
Áp dụng cách đổi:
1 tấn = 1000 kg ; 1 yến = 10 kg
1 m2 = 100 dm2 ; 1 m2 = 10 000 cm2
1 phút = 60 giây
a) 19 tấn 50 yến = 1 900 yến + 50 yến = 1 950 yến
b) 6 528 dm2 = 65 m2 28 dm2
c) 8 phút 12 giây = 492 giây
d) 5 m2 29 dm2 = 50 000 cm2 + 2 900 cm2 = 52 900 cm2
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 54 397 + 2 457 + 5 603 + 1 543
b) 2 023 + 13 258 – 23 + 742
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng hoặc hiệu và số tròn trăm, tròn nghìn, ….
a) 54 397 + 2 457 + 5 603 + 1 543
= (54 397 + 5 603) + (2 457 + 1 543)
= 60 000 + 4 000
= 64 000
b) 2 023 + 13 258 – 23 + 742
= (2 023 – 23) + (13 258 + 742)
= 2 000 + 14 000
= 16 000
Linh được mẹ cho 80 000 để mua đồ dùng học tập. Sau khi mua một quyển vở và một hộp bút thì Linh còn lại 16 000 đồng. Quyển vở có giá rẻ hơn hộp bút 38 000 đồng. Hỏi quyển vở có giá bao nhiêu tiền, hộp bút có giá bao nhiêu tiền?
- Tìm số tiền Linh đã mua vở và hộp bút
- Số tiền mua hộp bút = (tổng + hiệu) : 2
- Số tiền mua vở = số tiền Linh đã mua vở và hộp bút – số tiền mua hộp bút
Số tiền Linh mua vở và hộp bút là:
80 000 – 16 000 = 64 000 (đồng)
Giá tiền của hộp bút là:
(64 000 + 38 000) : 2 = 51 000 (đồng)
Giá tiền của quyển vở là:
51 000 – 38 000 = 13 000 (đồng)
Đáp số: Hộp bút: 51 000 đồng
Quyển vở: 13 000 đồng
Trong hình bên có: ....... góc nhọn, ....... góc tù.
- Góc nhọn bé hơn góc vuông
- Góc tù lớn hơn góc vuông
Trong hình bên có: 18 góc nhọn, 12 góc tù.