Đề kiểm tra học kì 2 Toán 4 Kết nối tri thức - Đề số 3

2024-09-14 02:57:27
I. Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 :

Đã tô màu \(\frac{4}{7}\) hình nào dưới đây?

  • A
    Hình 1
  • B
    Hình 2
  • C
    Hình 3
  • D
    Hình 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phân số.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh biểu thị phân số \(\frac{4}{7}\) là B.

Đáp án B.

Câu 2 :

Có hai xe chở \(\frac{7}{4}\) tấn hoa quả đến các siêu thị. Xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai \(\frac{3}{8}\) tấn. Vậy khối lượng hoa quả xe thứ hai chở là:

  • A
    \(\frac{{11}}{{16}}\) tấn
  • B
    \(\frac{{17}}{{16}}\) tấn
  • C
    \(\frac{{11}}{8}\) tấn
  • D
    \(\frac{5}{8}\) tấn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số bé = (tổng – hiệu) : 2

Lời giải chi tiết :

Khối lượng hoa quả xe thứ hai chở là: \(\left( {\frac{7}{4} - \frac{3}{8}} \right):2 = \frac{{11}}{{16}}\) (tấn)

Đáp án A.

Câu 3 :

Điền số còn thiếu vào chỗ chấm: \(\frac{3}{7}\)+ .?. = \(\frac{9}{8}\)

  • A
    \(\frac{{24}}{{56}}\)
  • B
    \(\frac{{63}}{{56}}\)
  • C
    \(\frac{{39}}{{56}}\)
  • D
    \(\frac{{87}}{{56}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số hạng = Tổng – Số hạng

Lời giải chi tiết :

\(\frac{3}{7}\)+ .?. = \(\frac{9}{8}\)

? =  \(\frac{9}{8}\) - \(\frac{3}{7}\)= \(\frac{{39}}{{56}}\)

Đáp án C.

Câu 4 :

Mỗi bao xi măng cân nặng 50 kg. Hỏi cần bao nhiêu bao xi măng như thế để có 4 tấn xi măng?

  • A
    20 bao
  • B
    60 bao
  • C
    70 bao
  • D
    80 bao

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đổi 4 tấn ra đơn vị kg

Số bao xi măng để có 4 tấn xi măng = Tổng khối lượng xi măng : Khối lượng 1 bao xi măng

Lời giải chi tiết :

Đổi 4 tấn = 4 000 kg

Cần số bao xi măng như thế để có 4 tấn xi măng là:

4 000 : 50 = 80 bao

Đáp án D.

Câu 5 :

Một cửa hàng nhập về 8 tạ gạo. Hôm qua cửa hàng bán được \(\frac{2}{5}\) số gạo nhập về. Hôm nay bán được \(\frac{3}{{10}}\) số gạo nhập về. Vậy trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

  • A
    240 kg
  • B
    280 kg
  • C
    160 kg
  • D
    180 kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đổi: 8 tạ = 800 kg

- Tìm số kg gạo hôm qua bán được = số kg gạo nhập về x \(\frac{2}{5}\)

- Tìm số kg gạo hôm nay bán được = số kg gạo nhập về x \(\frac{3}{{10}}\)

- Tìm số kg gạo trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được

Lời giải chi tiết :

Đổi: 8 tạ = 800 kg

Số kg gạo hôm qua bán được là: \(800 \times \frac{2}{5} = 320\) (kg)

Số kg gạo hôm nay bán được là: \(800 \times \frac{3}{{10}} = 240\) (kg)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

(320 + 240) : 2 = 280 (kg)

Đáp án B.

Câu 6 :

Giá trị của biểu thức 136 x 11 – 11 x 36 là:

  • A
    0
  • B
    11 000
  • C
    110
  • D
    1 100

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Áp dụng cộng thức: a x b - a x c = a x (b - c)

Lời giải chi tiết :

11 x (136 – 36) = 11 x 100 = 1 100

Đáp án D.

II. Tự luận
Câu 1 :

Đặt tính rồi tính.

a) 4 127 x 56

b) 29 655 : 45

Phương pháp giải :

- Đặt tính

- Với phép nhân: Thực hiện lần lượt từ phải sang trái

- Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải chi tiết :

a) 

 

b) 

Câu 2 :

Tìm ?

a) ? - \(\frac{5}{{14}} = \frac{3}{7}\)

b) \(\frac{2}{{11}}\) x ? \( = \frac{4}{5}\)

Phương pháp giải :

Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính

Lời giải chi tiết :

a) ? - \(\frac{5}{{14}} = \frac{3}{7}\)

? = \(\frac{3}{7} + \frac{5}{{14}}\)

? = \(\frac{{11}}{{14}}\)

b) \(\frac{2}{{11}}\) x ? \( = \frac{4}{5}\)

? = \(\frac{4}{5}:\frac{2}{{11}}\)

? = \(\frac{4}{5} \times \frac{{11}}{2}\)

? =\(\frac{{22}}{5}\)

Câu 3 :

a) Em hãy sắp xếp các phân số \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}};\frac{7}{7};\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Em hãy sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: \(\frac{1}{2};\frac{9}{{14}};\frac{1}{7};\frac{5}{{14}}\)

Phương pháp giải :

a) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

b) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé

Lời giải chi tiết :

a)

Ta có:

+) Các phân số bé hơn 1:  \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}}\)

Ta so sánh \(\frac{{132}}{{143}} và \frac{{12}}{{17}}\)

\(\frac{{132}}{{143}} = \frac{{12}}{{13}};\frac{{12}}{{17}}\) là 2 phân số có tử số giống nhau (đều là 12); có mẫu số (13<17) nên \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{12}}{{13}}\)hay \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{132}}{{143}}\)

+) \(\frac{7}{7} = 1\)

+) Các phân số lớn hơn 1: \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}}\)

\(\frac{5}{2};\frac{{27}}{{18}} = \frac{3}{2}\) là 2 phân số có mẫu số giống nhau (đều là 2); có tử số (5>3) nên\(\frac{{27}}{{18}} < \frac{5}{2}\)

Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)

Đáp án: \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)

b)

Ta có: \(\frac{1}{2} = \frac{7}{{14}};\frac{1}{7} = \frac{2}{{14}}\)

Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{9}{{14}};\frac{1}{2};\frac{5}{{14}};\frac{1}{7}\)

Đáp án:\(\frac{9}{{14}};\frac{1}{2};\frac{5}{{14}};\frac{1}{7}\)

Câu 4 :

Trung bình cộng số tuổi của bố và mẹ là 39 tuổi. Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Lan là 30 tuổi. Tính số tuổi của Lan.

Phương pháp giải :

- Tính tổng số tuổi của bố và mẹ =  Trung bình cộng số tuổi của bố và mẹ x 2

- Tính tổng số tuổi của bố, mẹ và Lan = Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Lan x 3

- Tính số tuổi của Lan = Tổng số tuổi của bố, mẹ và Lan - Tổng số tuổi của bố và mẹ

Lời giải chi tiết :

Tổng số tuổi của bố và mẹ là:

39 x 2 = 78 (tuổi)

Tổng số tuổi của bố, mẹ và Lan là:

30 x 3 = 90 (tuổi)

Số tuổi của Lan là:

90 – 78 = 12 (tuổi)

Đáp số: 12 tuổi

Câu 5 :

Tính bằng cách thuận tiện.

a) \(\frac{8}{5} + \frac{3}{6} + 2 + \frac{4}{5} + \frac{3}{2} + \frac{3}{5}\)

b) \((1 - \frac{1}{2})\)×\((1 - \frac{1}{3})\)×\((1 - \frac{1}{4})\)×\((1 - \frac{1}{5})\)

Phương pháp giải :

- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng

- Tính bằng cách thuận tiện với phép nhân phân số

Lời giải chi tiết :

a)

\(\begin{array}{l}\frac{8}{5} + \frac{3}{6} + 2 + \frac{4}{5} + \frac{3}{2} + \frac{3}{5}\\ = (\frac{8}{5} + \frac{4}{5} + \frac{3}{5}) + (\frac{1}{2} + \frac{3}{2}) + 2\\ = \frac{{15}}{5} + \frac{4}{2} + 2\\ = 3 + 2 + 2\\ = 7\end{array}\)

b) \((1 - \frac{1}{2})\)×\((1 - \frac{1}{3})\)×\((1 - \frac{1}{5})\)

\(\begin{array}{l} = \frac{1}{2} \times \frac{2}{3} \times \frac{3}{4} \times \frac{4}{5}\\ = \frac{1}{5}\end{array}\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"