Phân số nào không bằng phân số \(\frac{{64}}{{72}}\) ?
- A \(\frac{{16}}{{18}}\)
- B \(\frac{8}{9}\)
- C \(\frac{5}{8}\)
- D \(\frac{{32}}{{36}}\)
Đáp án : C
Dựa vào tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ta có:
\(\frac{{64}}{{72}} = \frac{{64:4}}{{72:4}} = \frac{16}{{18}}\)
\(\frac{{64}}{{72}} = \frac{{64:8}}{{72:8}} = \frac{8}{9}\)
\(\frac{{64}}{{72}} = \frac{{64:2}}{{72:2}} = \frac{{32}}{{36}}\)
Vậy phân số không bằng phân số \(\frac{{64}}{{72}}\) là \(\frac{5}{8}\)
Đáp án: C
Đã tô màu \(\frac{7}{8}\) hình nào dưới đây?
- A Hình 1
- B Hình 2
- C Hình 3
- D Hình 4
Đáp án : B
Phân số chỉ số phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.
Đã tô màu \(\frac{7}{8}\) hình 2.
Đáp án B.
Có bao nhiêu hình bình hành trong hình dưới đây:
- A 4 hình
- B 5 hình
- C 9 hình
- D 10 hình
Đáp án : C
Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Số hình bình hành tạo từ 1 hình bình hành: 4
- Số hình bình hành tạo từ 2 hình bình hành nhỏ: 4
- Số hình bình hành tạo từ 4 hình bình hành nhỏ: 1
Vậy hình bên có 9 hình bình hành
Đáp án C.
Một cửa hàng có 4 tấn gạo, cửa hàng đã bán được \(\frac{3}{8}\) số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- A 150 kg
- B 1 500 kg
- C 250 kg
- D 2 500 kg
Đáp án : D
Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán được = Số ki-lô-gam gạo cửa hàng có x \(\frac{3}{8}\)
Cửa hàng còn lại số nhiêu ki-lô-gam gạo = Số ki-lô-gam gạo cửa hàng có - Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán được
Đổi 4 tấn = 4 000 kg
Cửa hàng đã bán được số ki-lô-gam gạo là:
4 000 x \(\frac{3}{8}\) = 1 500 (kg)
Cửa hàng còn lại số nhiêu ki-lô-gam gạo là:
4 000 – 1 500 = 2 500 (kg)
Đáp số: 2 500 kg gạo
Đáp án D.
Một cửa hàng bán vải mở bán trong ngày đầu được \(\frac{1}{3}\) số mét vải, ngày thứ hai bán được \(\frac{2}{5}\) số mét vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần so với tổng số vải?
- A \(\frac{{11}}{{15}}\)
- B \(\frac{4}{{15}}\)
- C \(\frac{1}{{15}}\)
- D \(\frac{1}{2}\)
Đáp án : B
Số phần vải cửa hàng còn lại so với tổng số vải = Tổng số phần vải cửa hàng có – Số phần vải cửa hàng bán được ngày đầu - Số phần vải cửa hàng bán được ngày thứ hai.
Cửa hàng còn lại số phần so với tổng số vải là:
\(1 - \frac{1}{3} - \frac{2}{5} = \frac{4}{{15}}\) tổng số vải
Đáp án B.
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 274 m, chiều rộng kém chiều dài 63 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó.
- A 17 262 m2
- B 100 m2
- C 3 700 m2
- D 274 m2
Đáp án : C
- Tính nửa chu vi của hình chữ nhật = Chu vi : 2
- Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Tính chiều dài của miếng đất hình chữ nhật = (Tổng + Hiệu) : 2
- Tính chiều rộng của miếng đất hình chữ nhật = Tổng – Chiều dài
- Tính diện tích của hình chữ nhật = Chiều dài x Chiều rộng
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
274 : 2 = 137 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
(137 + 63) : 2 = 100 (m)
137 – 100 = 37 (m)
Diện tích của miếng đất hình chữ nhật là:
100 x 37 = 3 700 (m2)
Đáp số: 3 700 m2
Đáp án C.
Tính
a) \(4 + \frac{7}{{13}}\)
b) \(\frac{{12}}{{13}} \times \frac{4}{5}\)
c) \(\frac{8}{7} - \frac{5}{{42}}\)
d) \(\frac{9}{{20}}:\frac{{15}}{2}\)
- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng hoặc trừ hai phân số sau khi quy đồng.
- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.
a) \(4 + \frac{7}{{13}} = \frac{4}{1} + \frac{7}{{13}} = \frac{{52}}{{13}} + \frac{7}{{13}} = \frac{{59}}{{13}}\)
b) \(\frac{{12}}{{13}} \times \frac{4}{5} = \frac{{12 \times 4}}{{13 \times 5}} = \frac{{48}}{{65}}\)
c) \(\frac{8}{7} - \frac{5}{{42}} = \frac{{48}}{{42}} - \frac{5}{{42}} = \frac{{43}}{{42}}\)
d) \(\frac{9}{{20}}:\frac{{15}}{2} = \frac{9}{{20}} \times \frac{2}{{15}} = \frac{{9 \times 2}}{{20 \times 15}} = \frac{{18}}{{300}} = \frac{3}{{50}}\)
Tìm giá trị của ? biết rằng:
a) (1 280 + ?) x 12 = 45 924
b) ? + 61 728 : 24 = 4 150
Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
a) (1 280 + ?) x 12 = 45 924
1 280 + ? = 45 924 : 12
1 280 + ? = 3 827
? = 3 827 - 1 280
? = 2 547
b) ? + 61 728 : 24 = 4 150
? + 2 572 = 4 150
? = 1 578
a) Em hãy sắp xếp các phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{8};\frac{1}{5};\frac{1}{7}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Em hãy sắp xếp các phân số \(\frac{1}{2};\frac{9}{{14}};\frac{1}{7};\frac{5}{{14}}\) theo thứ tự từ lớn đến bé.
- So sánh các phân số
- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
a) Em hãy sắp xếp các phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{8};\frac{1}{5};\frac{1}{7}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.
Khi so sánh các phân số có cùng tử số, mẫu số của phân số nào bé hơn thì phân số đó sẽ lớn hơn
Vậy ta có: \(\frac{1}{8} < \frac{1}{7} < \frac{1}{5} < \frac{1}{2}\)
Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{1}{8};\frac{1}{7};\frac{1}{5};\frac{1}{2}\)
b) Em hãy sắp xếp các phân số \(\frac{1}{2};\frac{9}{{14}};\frac{1}{7};\frac{5}{{14}}\) theo thứ tự từ lớn đến bé.
Ta có: \(\frac{1}{2} = \frac{7}{{14}};\frac{1}{7} = \frac{2}{{14}}\)
Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{9}{{14}};\frac{1}{2};\frac{5}{{14}};\frac{1}{7}\)
Một cửa hàng có 112 m vải. Hôm qua cửa hàng bán được \(\frac{3}{7}\) số mét vải. Hôm nay, cửa hàng bán được \(\frac{1}{4}\) số mét vải. Hỏi sau hai ngày cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải?
- Số mét vải hôm qua cửa hàng bán được = Số mét vải cửa hàng có x \(\frac{3}{7}\)
- Số mét vải hôm nay cửa hàng bán được = Số mét vải cửa hàng có x \(\frac{1}{4}\)
- Tìm tổng số mét vải cửa hàng bán được trong 2 ngày
Số mét vải hôm qua cửa hàng bán được là:
\(112 \times \frac{3}{7} = 48\) (m)
Số mét vải hôm nay cửa hàng bán được là:
\(112 \times \frac{1}{4} = 28\) (m)
Cả hai ngày cửa hàng bán được số mét vải là
48 + 28 = 76 (m)
Đáp số: 76 m vải
Tính bằng cách thuận tiện.
a) \(\frac{5}{9} \times \frac{8}{{17}} + \frac{4}{9} \times \frac{8}{{17}}\)
b) \(\frac{7}{9} \times \frac{{11}}{{13}} \times \frac{{27}}{7} \times \frac{{26}}{{11}}\)
a)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{9} \times \frac{8}{{17}} + \frac{4}{9} \times \frac{8}{{17}}\\ = \frac{8}{{17}} \times (\frac{5}{9} + \frac{4}{9})\\ = \frac{8}{{17}} \times \frac{9}{9}\\ = \frac{8}{{17}} \times 1 = \frac{8}{{17}}\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}\frac{7}{9} \times \frac{{11}}{{13}} \times \frac{{27}}{7} \times \frac{{26}}{{11}}\\ = \frac{{7 \times 11 \times 9 \times 3 \times 13 \times 2}}{{9 \times 13 \times 7 \times 11}}\\ = 6\end{array}\)
a)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{9} \times \frac{8}{{17}} + \frac{4}{9} \times \frac{8}{{17}}\\ = \frac{8}{{17}} \times (\frac{5}{9} + \frac{4}{9})\\ = \frac{8}{{17}} \times \frac{9}{9}\\ = \frac{8}{{17}} \times 1 = \frac{8}{{17}}\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}\frac{7}{9} \times \frac{{11}}{{13}} \times \frac{{27}}{7} \times \frac{{26}}{{11}}\\ = \frac{{7 \times 11 \times 9 \times 3 \times 13 \times 2}}{{9 \times 13 \times 7 \times 11}}\\ = 6\end{array}\)