Phân số nào không bằng phân số \(\frac{9}{{15}}\)?
- A \(\frac{{21}}{{35}}\)
- B \(\frac{{18}}{{30}}\)
- C \(\frac{7}{{10}}\)
- D \(\frac{3}{5}\)
Đáp án : C
Dựa vào tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
\(\frac{{21}}{{35}} = \frac{{21:7}}{{35:7}} = \frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)
\(\frac{{18}}{{30}} = \frac{{18:2}}{{30:2}} = \frac{9}{{15}}\)
\(\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)
Đáp án C.
Sắp xếp các phân số \(\frac{{15}}{{18}};\frac{3}{2};\frac{5}{2};\frac{5}{7}\) theo thứ tự từ lớn đến bé là:
- A \(\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}};\frac{3}{2};\frac{5}{2}\)
- B \(\frac{3}{2};\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{2}\)
- C \(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}}\)
- D \(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Đáp án : D
- So sánh các phân số
- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
- Các phân số lớn hơn 1:\(\frac{3}{2};\frac{5}{2}\)
Ta có: \(\frac{5}{2} > \frac{3}{2}\) Vì đây là 2 phân số có mẫu số giống nhau (đều là 2); có tử số (5>3)
- Các phân số nhỏ hơn 1:\(\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Ta có:
\(\frac{{15}}{{18}} = \frac{5}{6}\) Ta so sánh \(\frac{5}{6}\)>\(\frac{5}{7}\) (Vì hai phân số có tử số giống nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn)
Nên \(\frac{{15}}{{18}}\)>\(\frac{5}{7}\)
Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Đáp án D.
Có bao nhiêu hình thoi trong hình dưới đây:
- A Không có hình thoi nào
- B 1 hình
- C 2 hình
- D 3 hình
Đáp án : D
Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và độ dài bốn cạnh bằng nhau.
Vậy hình bên có 3 hình thoi.
Đáp án D.
Một hộp bóng có \(\frac{1}{2}\) số bóng màu đỏ, \(\frac{1}{3}\)số bóng màu xanh, còn lại là bóng màu vàng. Tìm phân số chỉ số bóng màu vàng.
- A \(\frac{5}{6}\)
- B \(\frac{1}{6}\)
- C \(\frac{2}{5}\)
- D \(\frac{3}{5}\)
Đáp án : B
- Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh = Phân số chỉ số bóng màu đỏ + Phân số chỉ số bóng màu xanh.
- Phân số chỉ số bóng màu vàng = Phân số chỉ tổng số bóng có trong hộp - Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh là:
\(\frac{1}{2}\)+\(\frac{1}{3}\)=\(\frac{5}{6}\)
Số bỏng màu đỏ và màu xanh chiếm \(\frac{5}{6}\) phần hộp bóng có nghĩa là: hộp bóng được chia ra làm 6 phần bằng nhau. Số bóng đỏ và xanh chiếm 5 phần. Còn lại là số bóng màu vàng. Ta có thể tính phân số chỉ số bóng màu vàng như sau:
\(\frac{6}{6}\)-\(\frac{5}{6}\)=\(\frac{1}{6}\) (phần) hoặc lấy 1-\(\frac{5}{6}\)=\(\frac{1}{6}\)
Đáp án B.
Số thứ nhất hơn số thứ hai là 129. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 2010. Tìm số thứ nhất.
- A
940
- B
567
- C
438
- D
1 070
Đáp án : B
Tổng hai số = số thứ nhất + số thứ hai
Số thứ nhất + số thứ hai + tổng = tổng + tổng = 2 x tổng = 2010
Tổng của hai số là:
2010 : 2 = 1005
Số thứ nhất là:
(1005 + 129) : 2 = 567
Đáp án: B
\(\frac{7}{{10}}\) của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là:
- A Chia hình chữ nhật thành 10 phần, tô màu 7 phần
- B Chia hình chữ nhật thành 10 phần bằng nhau, tô màu 7 phần
- C Chia hình chữ nhật thành 7 phần, tô màu 10 phần
- D Chia hình chữ nhật thành 7 phần bằng nhau, tô màu 10 phần
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức đã học về phân số
\(\frac{7}{{10}}\) của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là: Chia hình chữ nhật thành 10 phần bằng nhau, tô màu 7 phần
Đáp án B.
Tính
a) \(\frac{7}{{12}} + \frac{3}{4} \times \frac{2}{9}\)
b) \(\frac{1}{4} + \frac{5}{{24}}:\frac{2}{3}\)
- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng hoặc trừ hai phân số sau khi quy đồng.
- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.
a) \(\frac{7}{{12}} + \frac{3}{4} \times \frac{2}{9} = \frac{7}{{12}} + \frac{1}{6} = \frac{9}{{12}} = \frac{3}{4}\)
b) \(\frac{1}{4} + \frac{5}{{24}}:\frac{2}{3} = \frac{1}{4} + \frac{5}{{16}} = \frac{9}{{16}}\)
Tìm giá trị của ? biết rằng:
a) ? + 686 = 2 897
b) 49 524 - ? = 42 123
c) ? x 34 = 7 990
d) 67 x ? = 18 760
Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
a) ? + 686 = 2 897
? = 2 897 - 686
? = 2 211
b) 49 524 - ? = 42 123
? = 49 524 - 42 123
? = 7 401
c) ? x 34 = 7 990
? = 7 990 : 34
? = 235
d) ? : 280 = 67
? = 280 x 67
? = 18 760
Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 160 009 mm2 = ……. dm2 …. mm2
b) \(\frac{1}{{25}}\)tấn = …….. yến
c) 12 m 3 cm = ….… mm
d) \(\frac{5}{{12}}\) giờ = ……. phút
Áp dụng cách đổi: 1 tấn = 100 yến
1 giờ = 60 phút
1 m = 1 000 mm; 1 cm = 10 mm
1 dm2 = 10 000 mm2
a) 160 009 mm2 = 16 dm2 9 mm2
b) \(\frac{1}{{25}}\)tấn = 4 yến
c) 12 m 3 cm = 12 030 mm
d) \(\frac{5}{{12}}\) giờ = 25 phút
Cửa hàng nhập về 52 kg thóc. Buổi sáng bán \(\frac{1}{2}\)tổng số thóc. Buổi chiều bán được \(\frac{3}{4}\) số thóc còn lại. Hỏi cửa hàng đã bán tất cả bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
- Số ki-lô-gam thóc cửa hàng bán được vào buổi sáng = Số ki-lô-gam thóc cửa hàng nhập về x \(\frac{1}{2}\)
- Số ki-lô-gam thóc cửa hàng còn lại = Số ki-lô-gam thóc cửa hàng nhập về - Số ki-lô-gam thóc cửa hàng bán được vào buổi sáng
- Số ki-lô-gam thóc cửa hàng bán được vào buổi chiều = Số ki-lô-gam thóc cửa hàng còn lại x \(\frac{3}{4}\)
- Cửa hàng đã bán tất cả số ki-lô-gam thóc = Số ki-lô-gam thóc cửa hàng bán được vào buổi sáng + Số ki-lô-gam thóc cửa hàng bán được vào buổi chiều
Buổi sáng cửa hàng bán được số ki-lô-gam thóc là:
56 x \(\frac{1}{2}\) = 28 (kg)
Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam thóc là:
56 – 28 = 28 (kg)
Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam thóc là:
28 x \(\frac{3}{4}\)= 21 (kg)
Cửa hàng đã bán tất cả số ki-lô-gam thóc là:
28 + 21 = 49 (kg)
Đáp số: 49 kg thóc
Một trại chăn nuôi 200 con vịt, ngan và ngỗng. Số vịt bằng tổng số ngan và ngỗng, số ngan nhiều hơn số ngỗng là 40 con. Hỏi trại đó có bao nhiêu con ngan, vịt, ngỗng?
Số vịt = Tổng số ngan và ngỗng = Tổng 3 loại : 2
Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Số ngỗng = (Tổng – Hiệu) : 2
Số ngan = Tổng – Số ngỗng
Vì số vịt bằng tổng số ngan và ngỗng nên số vịt là:
200 : 2 = 100 (con)
Số ngỗng là:
(100 - 40) : 2 = 30 (con)
Số ngan là:
100 – 30 = 70 (con)
Đáp số: Vịt: 100 con
Ngỗng: 30 con
Ngan: 70 con
Tính bằng cách thuận tiện.
a) \(\frac{1}{2} \times \frac{{12}}{{13}} + \frac{1}{3} \times \frac{{12}}{{13}} + \frac{1}{4} \times \frac{{12}}{{13}}\)
b) \((1 - \frac{1}{2})\)×\((1 - \frac{1}{3})\)×\((1 - \frac{1}{4})\)×\((1 - \frac{1}{5})\)
- Áp dụng công thức: a x b + a x c = a x (b + c)
- Tính bằng cách thuận tiện với phép nhân phân số
a) \(\frac{1}{2} \times \frac{{12}}{{13}} + \frac{1}{3} \times \frac{{12}}{{13}} + \frac{1}{4} \times \frac{{12}}{{13}}\)
\(\begin{array}{l} = \frac{{12}}{{13}} \times (\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4})\\ = \frac{{12}}{{13}} \times \frac{{13}}{{12}}\\ = 1\end{array}\)
b) \((1 - \frac{1}{2})\)×\((1 - \frac{1}{3})\)×\((1 - \frac{1}{4})\)×\((1 - \frac{1}{5})\)
\(\begin{array}{l} = \frac{1}{2} \times \frac{2}{3} \times \frac{3}{4} \times \frac{4}{5}\\ = \frac{1}{5}\end{array}\)