Số gồm 1 triệu, 4 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 6 đơn vị là:
- A
14 600 006
- B
146 600
- C
1 406 060
- D
1 460 006
Đáp án : D
Viết số lần lượt từ hàng triệu, hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
Số gồm 1 triệu, 4 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 6 đơn vị là: 1 460 006
Làm tròn số 125 736 804 đến hàng trăm nghìn được:
- A
125 000 000
- B
125 700 000
- C
125 800 000
- D
125 600 000
Đáp án : B
Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5.
Nếu chữ số hàng chục nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.
Làm tròn số 125 736 804 đến hàng trăm nghìn được số 125 700 000 (vì chữ số hàng chục nghìn là 3 < 5, làm tròn xuống)
Năm 2000 là năm Canh Thìn. Hỏi năm đó thuộc thế kỉ nào?
- A
XIX
- B
XVIII
- C
XXI
- D
XX
Đáp án : D
Từ năm 1901 đến năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
Năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm 15 tấn 6 tạ = …….. kg.
- A
156
- B
1 560
- C
15 600
- D
15 060
Đáp án : C
Áp dụng cách đổi: 1 tấn = 1 000 kg ; 1 tạ = 100 kg
15 tấn 6 tạ = 15 000 kg + 600 kg = 15 600 kg
Lớp 4A quyên góp được 33 quyển vở. Lớp 4B quyên góp được 38 quyển vở. Lớp 4C quyên góp được nhiều hơn lớp 4B 8 quyển vở. Hỏi trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
- A
35 quyển
- B
37 quyển
- C
38 quyển
- D
39 quyển
Đáp án : D
- Tìm số vở quyên góp được của lớp 4C
- Tìm số vở trung bình mỗi lớp quyên góp = tổng số vở quyên góp được của 3 lớp : 3
Lớp 4C quyên góp được số quyển vở là: 38 + 8 = 46 (quyển vở)
Trung bình mỗi lớp quyên góp được số quyển vở là: (33 + 38 + 46) : 3 = 39 (quyển)
Có hai xe tải chở 7 tấn cà phê về kho. Xe tải thứ nhất chở nhiều hơn xe tải thứ hai 6 tạ cà phê. Vậy số cà phê xe thứ nhất chở là:
- A
3 tấn 80 kg
- B
3 tấn 2 tạ
- C
4 tấn 3 yến
- D
3 tấn 8 tạ
Đáp án : D
- Đổi 7 tấn sang đơn vị tạ
- Số tạ cà phê xe thứ nhất chở = (tổng + hiệu) : 2
Đổi: 7 tấn = 70 tạ
Số tạ cà phê xe thứ nhất chở là: (70 + 6) : 2 = 38 (tạ)
Đổi: 38 tạ = 3 tấn 8 tạ
Đặt tính rồi tính.
756 183 + 215 278
439 200 – 215 308
3 085 x 63
51 450 : 35
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Thực hiện từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia từ trái sang phải
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 214 x 53 – 214 x 43
b) 25 x 9 101 x 4
a) Áp dụng công thức: a x b – a x c = a x (b – c)
b) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn trăm với nhau.
a) 214 x 53 – 214 x 43 = 214 x (53 – 43)
= 214 x 10 = 2 140
b) 25 x 9 101 x 4 = (25 x 4) x 9 101
= 100 x 9 101 = 910 100
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
Hình A có …… góc vuông, ….. góc tù.
Hình B có …… góc nhọn.
- Sử dụng ê ke để kiểm tra các góc vuông
- Góc tù lớn hơn góc vuông
Hình A có 3 góc vuông, 2 góc tù.
Hình B có 2 góc nhọn.
Linh được mẹ cho 80 000 để mua đồ dùng học tập. Sau khi mua một quyển vở và một hộp bút thì Linh còn lại 16 000 đồng. Quyển vở có giá rẻ hơn hộp bút 38 000 đồng. Hỏi quyển vở có giá bao nhiêu tiền, hộp bút có giá bao nhiêu tiền?
- Tìm số tiền Linh đã mua vở và hộp bút
- Số tiền mua hộp bút = (tổng + hiệu) : 2
- Số tiền mua vở = số tiền Linh đã mua vở và hộp bút – số tiền mua hộp bút
Số tiền Linh mua vở và hộp bút là:
80 000 – 16 000 = 64 000 (đồng)
Giá tiền của hộp bút là:
(64 000 + 38 000) : 2 = 51 000 (đồng)
Giá tiền của quyển vở là:
51 000 – 38 000 = 13 000 (đồng)
Đáp số: Hộp bút: 51 000 đồng
Quyển vở: 13 000 đồng
Những cây măng rừng sau khi hái về sẽ được chế biến thành măng khô. Cứ 180 kg măng tươi sẽ cho ra thành phẩm là 1 yến măng khô. Hỏi để thu được 26 kg măng khô cần chuẩn bị bao nhiêu ki-lô-gam măng tươi?
- Đổi: 1 yến = 10 kg
- Tìm số kg măng tươi để sản xuất được 1 kg măng khô
- Tìm số kg măng tươi để sản xuất 26 kg măng khô
Đổi: 1 yến = 10 kg
Để sản xuất được 1 kg măng khô cần số ki-lô-gam măng tươi là:
180 : 10 = 18 (kg)
Để thu được 26 kg măng khô cần chuẩn bị số ki-lô-gam măng tươi là:
18 x 26 = 468 (kg)
Đáp số: 468 kg măng tươi