Số “Sáu trăm bốn mươi mốt triệu tám trăm hai mươi nghìn” viết là:
- A
640 820 000
- B
641 802 000
- C
641 822 000
- D
641 820 000
Đáp án : D
Viết số lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn rồi đến lớp đơn vị.
Số “Sáu trăm bốn mươi mốt triệu tám trăm hai mươi nghìn” viết là: 641 820 000
Số thứ sáu trong dãy số 212, 232, 252, 272, …. là:
- A
292
- B
302
- C
312
- D
322
Đáp án : C
Tìm quy luật của dãy số rồi xác định số thứ sáu trong dãy.
Dãy số đã cho là dãy số cách đều 20 đơn vị.
Số thứ năm là: 272 + 20 = 292
Số thứ sáu là: 292 + 20 = 312
Chọn C
Hình có 2 góc nhọn, 2 góc tù và 2 cặp cạnh song song là:
- A
Hình A
- B
Hình B
- C
Hình C
- D
Hình D
Đáp án : B
Quan sát hình vẽ để chọn đáp án thích hợp
Hình có 2 góc nhọn, 2 góc tù và 2 cặp cạnh song song là hình B.
Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Vậy Đại thi hào Nguyễn Trãi được sinh ra ở thế kỉ:
- A
XIII
- B
XIV
- C
XIX
- D
XX
Đáp án : B
Xác định năm sinh của Đại thi hào Nguyễn Trãi = năm tổ chức kỉ niệm – số năm kỉ niệm
Đại thi hào Nguyễn Trãi sinh vào năm 1980 – 600 = 1380
Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.
Một ô tô trong 2 giờ đầu mỗi giờ đi được 45 km và trong 3 giờ sau đi được 150 km. Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được số ki-lô-mét là:
- A
65 km
- B
48 km
- C
42 km
- D
46 km
Đáp án : B
- Tìm quãng đường ô tô đi trong 2 giờ đầu
- Tìm số km trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được = Tổng số km đi trong 5 giờ : 5
Trong 2 giờ đầu ô tô đi được số km là: 45 x 2 = 90 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được số ki-lô-mét là: (90 + 150) : 5 = 48 (km)
Mẹ sinh Nam năm 27 tuổi. Hiện tại, tổng số tuổi của mẹ và Nam là 45 tuổi. Số tuổi của Nam hiện nay là:
- A
6 tuổi
- B
7 tuổi
- C
8 tuổi
- D
9 tuổi
Đáp án : D
Tuổi con = (tổng - hiệu) : 2
Mẹ sinh Nam năm 27 tuổi nên mẹ hơn Nam 27 tuổi.
Tuổi của Nam hiện nay là (45 – 27) : 2 = 9 (tuổi)
Đặt tính rồi tính.
538 042 + 142 378
729 062 – 68 504
12 524 x 16
13 230 : 42
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Thực hiện từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia từ trái sang phải
Điền số thích hợp vào chỗ trống.
a) 12 tấn 7 yến = ………. kg
b) 17 tạ 8 kg = ……. kg
c) 25 phút 18 giây = …… giây
d) 2 500 năm = …… thế kỉ
Áp dụng cách đổi:
1 tấn = 1000 kg ; 1 yến = 10 kg
1 phút = 60 giây
a) 12 tấn 7 yến = 12 000 kg + 70 kg = 12 070 kg
b) 17 tạ 8 kg = 1 700 kg + 8 kg = 1 708 kg
c) 25 phút 18 giây = 1 518 giây
d) 2 500 năm = 25 thế kỉ
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 15 800 + (4 200 + 7 260) + 2 740
b) 123 x 97 + 2 x 123 + 123
a) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, …. với nhau.
b) Áp dụng cộng thức a x b + a x c + a x d = a x (b + c + d)
a) 15 800 + (4 200 + 7 260) + 2 740 = (15 800 + 4 200) + (7 260 + 2 740)
= 20 000 + 10 000
= 30 000
b) 123 x 97 + 2 x 123 + 123 = 123 x (97 + 2 + 1)
= 123 x 100
= 12 300
Bác An có 2 sào đất, mỗi sào có diện tích 360 m2. Trên mảnh đất đó, bác đào ao thả cá và trồng rau. Diện tích trồng rau nhỏ hơn diện tích ao là 150 m2. Cứ 1 m2 bác An thu hoạch được 3 kg rau. Hỏi bác An thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau từ mảnh đất đó?
- Tìm diện tích mảnh đất của bác An
- Diện tích trồng rau = (tổng – hiệu) : 2
- Tìm số kg rau thu được
- Đổi sang đơn vị yến
Diện tích mảnh đất của bác An là:
360 x 2 = 720 (m2)
Diện tích trồng rau là:
(720 – 150) : 2 = 285 (m2)
Số ki-lô-gam rau bác An thu hoạch được là:
3 x 285 = 855 (kg)
Đáp số: 855 kg rau
a) Vẽ đường thẳng DC đi qua điểm X và vuông góc với đường thẳng AB.
b) Vẽ đường thẳng PQ đi qua điểm X và song song với đường thẳng MN.
a) Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB và cạnh góc vuông thứ hai gặp điểm X.
Bước 2: Vạch một đường thẳng theo cạnh góc vuông thứ hai của ê ke, ta được đường thẳng DC đi qua điểm X và vuông góc với đường thẳng AB.
b) Bước 1: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm X và vuông góc với đường thẳng MN
Bước 2: Vẽ đường thẳng PQ đi qua điểm X và vuông góc với đường thẳng CD vừa vẽ ta được đường thẳng PQ song song với đường thẳng MN.