Hình đã tô màu $\frac{3}{4}$ số phần là:
- A
Hình A
- B
Hình B
- C
Hình C
- D
Hình D
Đáp án : B
Phân số chỉ số phần đã tô màu có tử số là số phần được tô màu và mẫu số là tổng số phần bằng nhau.
Hình đã tô màu $\frac{3}{4}$ số phần là hình B.
Phân số nào dưới đây bằng phân số $\frac{4}{5}$ là:
- A
$\frac{{12}}{{20}}$
- B
$\frac{{16}}{{15}}$
- C
$\frac{{16}}{{20}}$
- D
$\frac{{12}}{{16}}$
Đáp án : C
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ta có $\frac{4}{5} = \frac{{4 \times 4}}{{5 \times 4}} = \frac{{16}}{{20}}$
Trong các hình dưới đây, hình bình hành là:
- A
Hình A
- B
Hình B
- C
Hình C
- D
Hình D
Đáp án : B
Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hình B là hình bình hành.
Phân số thích hợp điền vào chỗ trống là \(\frac{{7 \times 5 \times 11 \times 3}}{{11 \times 5 \times 9 \times 7}} = \frac{{....}}{{....}}\) là:
- A
$\frac{1}{2}$
- B
$\frac{7}{{11}}$
- C
$\frac{5}{7}$
- D
$\frac{1}{3}$
Đáp án : D
Chia nhẩm tích ở tử số và mẫu số cho các thừa số chung.
\(\frac{{7 \times 5 \times 11 \times 3}}{{11 \times 5 \times 9 \times 7}} = \frac{3}{9} = \frac{1}{3}\)
Các phân số $\frac{2}{3}$ ; $\frac{5}{6}$ ; $\frac{4}{2}$ được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
- A
$\frac{2}{3}\,;\frac{5}{6} ;\,\frac{4}{2}$
- B
$\frac{5}{6}\,;\,\frac{2}{3}\,;\,\frac{4}{2}$
- C
$\frac{4}{2}\,;\,\frac{5}{6}\,;\,\frac{2}{3}$
- D
$\frac{2}{3}\,;\,\frac{4}{2}\,;\,\frac{5}{6}$
Đáp án : C
Quy đồng mẫu số rồi so sánh các phân số
Ta có $\frac{2}{3} = \frac{4}{6} < \frac{5}{6} < 1$ và $\frac{4}{2} > 1$
Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: $\frac{4}{2}\,;\,\frac{5}{6}\,;\,\frac{2}{3}$
Nửa chu vi của một hình chữ nhật là 20 dm. Nếu giảm chiều dài đi 4 dm thì được chiều rộng. Vậy diện tích hình chữ nhật đó là:
- A
160 dm2
- B
80 dm2
- C
86 dm2
- D
96 dm2
Đáp án : D
Chiều dài = (tổng + hiệu) : 2
Chiều rộng = nửa chu vi – chiều dài
Diện tích = chiều dài x chiều rộng
Chiều dài của hình chữ nhật là: (20 + 4) : 2 = 12 (dm)
Chiều rộng là: 12 – 4 = 8 (dm)
Diện tích hình chữ nhật đó là: 12 x 8 = 96 (dm2)
Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần số học sinh cả lớp?
- A
$\frac{2}{5}$
- B
$\frac{2}{3}$
- C
$\frac{3}{5}$
- D
$\frac{3}{2}$
Đáp án : C
- Tìm số học sinh cả lớp
- Tìm tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh cả lớp
Số học sinh cả lớp là 18 + 12 = 30 (học sinh)
Số học sinh nam chiếm $18:30 = \frac{3}{5}$ (số học sinh cả lớp)
Trong một bài kiểm tra môn Tiếng Anh, Mai làm bài hết $\frac{2}{3}$ giờ, Lan làm hết $\frac{3}{5}$ giờ, Minh làm bài hết $\frac{{11}}{{15}}$ giờ. Hỏi bạn nào làm nhanh nhất?
- A
Mai
- B
Lan
- C
Minh
- D
Không xác định được
Đáp án : B
Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh thời gian làm bài của 3 bạn
Ta có $\frac{2}{3} = \frac{{10}}{{15}}$ ; $\frac{3}{5} = \frac{9}{{15}}$ nên $\frac{3}{5} < \frac{2}{3} < \frac{{11}}{{15}}$
Vậy Lan làm bài nhanh nhất.
Tính:
$\frac{7}{{26}} + \frac{9}{{26}} = ............$ $\frac{{27}}{{30}} - \frac{{18}}{{30}} = .......$
$\frac{3}{4} + \frac{5}{{16}} = ...........$
$\frac{{25}}{{38}} - \frac{{17}}{{38}} = .........$
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
- Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
$\frac{7}{{26}} + \frac{9}{{26}} = \frac{{16}}{{26}} = \frac{8}{{13}}$ $\frac{{27}}{{30}} - \frac{{18}}{{30}} = \frac{9}{{30}} = \frac{3}{{10}}$
$\frac{3}{4} + \frac{5}{{16}} = \frac{{12}}{{16}} + \frac{5}{{16}} = \frac{{17}}{{16}}$ $\frac{{25}}{{38}} - \frac{{17}}{{38}} = \frac{8}{{38}} = \frac{4}{{19}}$
Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
$\frac{{13}}{{12}}.......1$
$\frac{{10}}{{18}}.....\frac{{13}}{{18}}$
$\frac{{31}}{{45}}......\frac{7}{9}$
$\frac{5}{8}......\frac{{19}}{{32}}$
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
$\frac{{13}}{{12}} > 1$
$\frac{{10}}{{18}} < \frac{{13}}{{18}}$
$\frac{{31}}{{45}} < \frac{7}{9}$
$\frac{5}{8} > \frac{{19}}{{32}}$
Điền số thích hợp vào chỗ trống
a) 6 528 dm2 = .......... m2 ......... dm2
b) 17 cm2 4 mm2 = ……… mm2
c) 80 015 mm2 = …….. dm2 …….. mm2
d) 5 m2 29 cm2 = ........ cm2
Áp dụng cách đổi:
1m2 = 100 dm2 = 10 000 cm2 ; 1 cm2 = 100 mm2
1dm2 = 10 000 mm2
a) 6 528 dm2 = 65 m2 28 dm2
b) 17 cm2 4 mm2 = 1 704 mm2
c) 80 015 mm2 = 8 dm2 15 mm2
d) 5 m2 29 cm2 = 50 029 cm2
Một sân chơi có chiều dài 12 m và chiều rộng 7 m. Bác Minh dự định lát nên sân chơi đó bằng những viên gạch hình vuông cạnh 4 dm. Hỏi bác Minh cần chuẩn bị bao nhiêu viên gạch để lát kín nền sân chơi đó.
- Tìm diện tích sân chơi = Chiều dài x chiều rộng
- Đổi số đo diện tích sang đơn vị dm2
- Diện tích viên gạch = Cạnh x cạnh
- Số viên gạch cần chuẩn bị = Diện tích sân chơi : diện tích viên gạch
Diện tích sân chơi là:
12 x 7 = 84 (m2)
Đổi: 84m2 = 8 400 dm2
Diện tích mỗi viên gạch là:
4 x 4 = 16 (dm2)
Bác Minh cần chuẩn bị số viên gạch để lát kín nền căn phòng là:
8 400 : 16 = 525 (viên gạch)
Đáp số: 525 viên gạch