Phân số chỉ số phần đã tô màu trong hình dưới đây là:
- A
$\frac{3}{4}$
- B
$\frac{4}{3}$
- C
$\frac{3}{7}$
- D
$\frac{4}{7}$
Đáp án : C
Phân số chỉ số phần đã tô màu có tử số là số phần được tô màu và mẫu số là tổng số phần bằng nhau.
Phân số chỉ số phần đã tô màu trong hình bên là $\frac{3}{7}$
Trong các phân số dưới đây, phân số bằng phân số $\frac{7}{9}$ là:
- A
$\frac{{28}}{{27}}$
- B
$\frac{{14}}{{36}}$
- C
$\frac{{35}}{{36}}$
- D
$\frac{{21}}{{27}}$
Đáp án : D
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ta có $\frac{7}{9} = \frac{{7 \times 3}}{{9 \times 3}} = \frac{{21}}{{27}}$
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm $\frac{5}{{12}}$ ....... $\frac{1}{3}$ là:
- A
>
- B
<
- C
=
- D
Không xác định được
Đáp án : A
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh hai phân số đã quy đồng.
$\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 4}}{{3 \times 4}} = \frac{4}{{12}}$. Ta có $\frac{5}{{12}} > \frac{4}{{12}}$ nên $\frac{5}{{12}} > \frac{1}{3}$
Các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
- A
$\frac{3}{7}$ ; $\frac{{16}}{{21}}$ ; $\frac{5}{7}$
- B
$\frac{{16}}{{21}}$ ; $\frac{5}{7}$ ; $\frac{3}{7}$
- C
$\frac{5}{7}$ ; $\frac{3}{7}$ ; $\frac{{16}}{{21}}$
- D
$\frac{3}{7}$ ; $\frac{5}{7}$ ; $\frac{{16}}{{21}}$
Đáp án : D
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh hai phân số đã quy đồng.
$\frac{5}{7} = \frac{{15}}{{21}}$ ; $\frac{3}{7} = \frac{9}{{21}}$ . Ta có $\frac{9}{{21}} < \frac{{15}}{{21}} < \frac{{16}}{{21}}$
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: $\frac{3}{7}$ ; $\frac{5}{7}$ ; $\frac{{16}}{{21}}$
Trong các hình dưới đây có bao nhiêu hình thoi:
- A
1 hình
- B
2 hình
- C
3 hình
- D
4 hình
Đáp án : B
Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
Trong các hình trên có 2 hình thoi là hình A, hình G
Số thích hợp điền vào chỗ chấm 50 190 mm2 = …… dm2 …… mm2 lần lượt là:
- A
5 ; 190
- B
50 ; 19
- C
50 ; 190
- D
5 ; 19
Đáp án : A
Áp dụng cách đổi: 1dm2 = 10 000 mm2
50 190 mm2 = 5 dm2 190 mm2
Lúc đầu bình nước nhà Linh có lượng nước là $\frac{{11}}{{15}}$ bình. Sau khi sử dụng, lượng nước còn lại là $\frac{2}{{15}}$ bình. Hỏi nhà Linh đã dùng hết lượng nước bằng bao nhiêu phần bình nước?
- A
$\frac{3}{5}$ bình
- B
$\frac{{13}}{{15}}$ bình
- C
$\frac{8}{{15}}$ bình
- D
$\frac{2}{5}$ bình
Đáp án : A
Số phần bình nước đã dùng = Số phần bình nước lúc đầu – số phần bình nước còn lại
Số phần bình nước đã dùng là: $\frac{{11}}{{15}} - \frac{2}{{15}} = \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5}$ (bình nước)
Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 72 m. Chiều dài hơn chiều rộng 16 m. Vậy diện tích của mảnh đất đó là:
- A
1 152 m2
- B
1 232 m2
- C
616 m2
- D
1 420 m2
Đáp án : B
- Tìm chiều dài = (tổng + hiệu ) : 2
- Tìm chiều rộng = tổng – chiều dài
- Diện tích mảnh đất = chiều dài x chiều rộng
Chiều dài của mảnh đất là: (72 + 16) : 2 = 44 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là: 44 – 16 = 28 (m)
Diện tích của mảnh đất đó là: 44 x 28 = 1 232 (m2)
Tính rồi rút gọn.
$\frac{{13}}{{21}} + \frac{5}{{21}}$
$\frac{{13}}{{12}} - \frac{7}{{12}}$
$\frac{8}{{15}} + \frac{2}{3}$
$\frac{{31}}{{28}} - \frac{9}{{28}}$
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
- Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
$\frac{{13}}{{21}} + \frac{5}{{21}} = \frac{{13 + 5}}{{21}} = \frac{{18}}{{21}} = \frac{6}{7}$
$\frac{{13}}{{12}} - \frac{7}{{12}} = \frac{{13 - 7}}{{12}} = \frac{6}{{12}} = \frac{1}{2}$
$\frac{8}{{15}} + \frac{2}{3} = \frac{8}{{15}} + \frac{{10}}{{15}} = \frac{{18}}{{15}} = \frac{6}{5}$
$\frac{{31}}{{28}} - \frac{9}{{28}} = \frac{{31 - 9}}{{28}} = \frac{{22}}{{28}} = \frac{{11}}{{14}}$
Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 18dm24cm2= …….. cm2
b) 20 800 cm2 = ……. m2 ……. cm2
c) 26 000 dm2= ……… m2
d) 5 dm2 90 mm2 = …….. mm2
Áp dụng cách đổi:
1 m2 = 100 dm2 = 10 000 cm2
1 dm2 = 100 cm2= 10 000 mm2
a) 18dm24cm2= 1 804 cm2
b) 20 800 cm2 = 2 m2 800 cm2
c) 26 000 dm2= 260 m2
d) 5 dm2 90 mm2 = 50 090 mm2
Lớp 4A dọn vệ sinh một đoạn đường, tổ Một dọn được $\frac{2}{9}$ đoạn đường, tổ Hai dọn được $\frac{5}{{18}}$ đoạn đường. Hỏi cả hai tổ đã dọn được bao nhiêu phần đoạn đường?
Số phần đoạn đường cả hai tổ dọn được = Số phần đoạn đường tổ Một dọn + số phần đoạn đường tổ Hai dọn
Cả hai tổ đã dọn được số phần đoạn đường là
$\frac{2}{9} + \frac{5}{{18}} = \frac{1}{2}$(đoạn đường)
Đáp số: $\frac{1}{2}$ đoạn đường
Vườn rau của chị Mai có hình dạng và kích thước như hình bên:
a) Tính diện tích vườn rau.
b) Trung bình mỗi mét vuông của mảnh vườn thu hoạch được 8 kg rau. Vậy cả vườn thu hoạch được ? tạ rau.
a) Bước 1: Chia mảnh vườn thành hai hình nhỏ
Bước 2: Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh
Bước 3: Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng
Bước 4: Diện tích mảnh vườn = diện tích hình vuông + diện tích hình chữ nhật
b) Cả vườn thu hoạch được = số kg rau trung bình mỗi mét vuông thu hoạch được x diện tích mảnh vườn
Đổi kg sang tạ
a) Chia mảnh vườn thành hai hình nhỏ:
Diện tích mảnh vườn hình vuông là:
15 x 15 = 225 (m2)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
45 x 25 = 1125 (m2)
Diện tích vườn rau là:
225 + 1 125 = 1 350 (m2)
b) Cả vườn thu hoạch được số tạ rau là:
1350 x 8 = 10 800 (kg)
10 800 kg = 108 tạ
Đáp số: a) 1350 m2
b) 108 tạ rau