Đề thi học kì 2 Toán 4 Cánh diều - Đề số 3

2024-09-14 02:58:50
I. Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 :

Số thích hợp điền vào chỗ chấm 3 m2 7 dm2 = ……. cm2 là:

  • A
    370
  • B
    30 070
  • C
    30 700
  • D
    3 070

Đáp án : C

Phương pháp giải :

1 m2 = 10 000 cm2

1 dm2 = 100 cm2

Lời giải chi tiết :

3 m2 7 dm2 = 30 700 cm2

Đáp án: C

Câu 2 :

Phân số thích hợp điền vào chỗ trống \(\frac{{7 \times 5 \times 11 \times 3}}{{11 \times 5 \times 9 \times 7}} = \frac{{......}}{{......}}\) là:

  • A
    \(\frac{1}{2}\)
  • B
    \(\frac{7}{{11}}\)
  • C
    \(\frac{5}{7}\)
  • D
    \(\frac{1}{3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chia nhẩm tích ở tử số và mẫu số cho các thừa số chung.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{7 \times 5 \times 11 \times 3}}{{11 \times 5 \times 9 \times 7}} = \frac{3}{9} = \frac{1}{3}\)

Đáp án D.

Câu 3 :

Có bao nhiêu hình thoi trong hình dưới đây:

  • A
    Không có hình thoi nào
  • B
    1 hình
  • C
    2 hình
  • D
    3 hình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và độ dài bốn cạnh bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Vậy hình bên có 3 hình thoi.

Đáp án D.

Câu 4 :

Một hình chữ nhật có chu vi là $\frac{{35}}{4}$m, chiều dài là $\frac{{11}}{3}$m. Hỏi chiều rộng kém chiều dài bao nhiêu mét?

  • A
    $\frac{{35}}{8}$
  • B
    $\frac{{35}}{{12}}$
  • C
    $\frac{{15}}{{24}}$
  • D
    $\frac{{17}}{{24}}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nửa chu vi của hình chữ nhật  = Chu vi của hình chữ nhật : 2

Chiều rộng là: Nửa chu vi - Chiều dài

Chiều rộng kém chiều dài số mét = Chiều dài - Chiều rộng

Lời giải chi tiết :

Nửa chu vi của hình chữ nhật là: $\frac{{35}}{4}$: 2 = $\frac{{35}}{8}$m

Chiều rộng là: $\frac{{35}}{8}$ - $\frac{{11}}{3}$= $\frac{{17}}{{24}}$ m

Chiều rộng kém chiều dài số mét là: $\frac{{35}}{{12}}$-$\frac{{11}}{3}$= $\frac{{17}}{{24}}$ m

Đáp án D.

Câu 5 :

Một người bán được $\frac{5}{6}$tạ gạo, trong đó số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là $\frac{1}{3}$ tạ. Hỏi người đó bán được bao nhiêu tạ gạo nếp ?

  • A
    $\frac{1}{3}$ tạ
  • B
    $\frac{1}{2}$ tạ
  • C
    $\frac{1}{4}$ tạ
  • D
    $\frac{2}{5}$ tạ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số tạ gạo nếp người đó bán được = (Tổng  - Hiệu) : 2

Lời giải chi tiết :

Số tạ gạo nếp người đó bán được là:

 ($\frac{5}{6}$- $\frac{1}{3}$) : 2 =  $\frac{1}{4}$ tạ

Đáp án C.

Câu 6 :

Phân số nào không bằng phân số \(\frac{9}{{15}}\)?

  • A
    \(\frac{{21}}{{35}}\)
  • B
    \(\frac{{18}}{{30}}\)
  • C
    \(\frac{7}{{10}}\)
  • D
    \(\frac{3}{5}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất cơ bản của phân số:

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{21}}{{35}} = \frac{{21:7}}{{35:7}} = \frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)

\(\frac{{18}}{{30}} = \frac{{18:2}}{{30:2}} = \frac{9}{{15}}\)

\(\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)

Đáp án C.

II. Tự luận
Câu 1 :

Tính

a) \(\frac{5}{{24}} + \frac{3}{4}\)

b) \(4 - \frac{5}{8}\)

c) \(\frac{7}{{12}} \times \frac{9}{{14}}\)

d) \(\frac{4}{{13}}:\frac{5}{6}\)

Phương pháp giải :

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng hoặc trừ hai phân số sau khi quy đồng.

- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.

Lời giải chi tiết :

a) \(\frac{5}{{24}} + \frac{3}{4} = \frac{5}{{24}} + \frac{{18}}{{24}} = \frac{{23}}{{24}}\)

b) \(4 - \frac{5}{8} = \frac{{32}}{8} - \frac{5}{8} = \frac{{27}}{8}\)

c) \(\frac{7}{{12}} \times \frac{9}{{14}} = \frac{{7 \times 9}}{{12 \times 14}} = \frac{{7 \times 3 \times 3}}{{4 \times 3 \times 7 \times 2}} = \frac{3}{8}\)

d) \(\frac{4}{{13}}:\frac{5}{6} = \frac{4}{{13}} \times \frac{6}{5} = \frac{{4 \times 6}}{{13 \times 5}} = \frac{{24}}{{65}}\)

Câu 2 :

a) Em hãy sắp xếp các phân số \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}};\frac{7}{7};\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Em hãy sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: \(\frac{1}{2};\frac{9}{{14}};\frac{1}{7};\frac{5}{{14}}\)

Phương pháp giải :

a) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

b) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé

Lời giải chi tiết :

a)

Ta có:

+) Các phân số bé hơn 1:  \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}}\)

Ta so sánh \(\frac{{132}}{{143}} và \frac{{12}}{{17}}\)

\(\frac{{132}}{{143}} = \frac{{12}}{{13}};\frac{{12}}{{17}}\) là 2 phân số có tử số giống nhau (đều là 12); có mẫu số (13<17) nên \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{12}}{{13}}\)hay \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{132}}{{143}}\)

+) \(\frac{7}{7} = 1\)

+) Các phân số lớn hơn 1: \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}}\)

\(\frac{5}{2};\frac{{27}}{{18}} = \frac{3}{2}\) là 2 phân số có mẫu số giống nhau (đều là 2); có tử số (5>3) nên\(\frac{{27}}{{18}} < \frac{5}{2}\)

Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)

Đáp án: \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)

b)

Ta có: \(\frac{1}{2} = \frac{7}{{14}};\frac{1}{7} = \frac{2}{{14}}\)

Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{9}{{14}};\frac{1}{2};\frac{5}{{14}};\frac{1}{7}\)

Đáp án:\(\frac{9}{{14}};\frac{1}{2};\frac{5}{{14}};\frac{1}{7}\)

Câu 3 :

Hồng có 32 bông hoa, Bình có số hoa bằng $\frac{3}{4}$ của Hồng, Huệ có số hoa bằng $\frac{3}{4}$ tổng số hoa của cả Hồng và Bình. Hỏi Huệ có bao nhiêu bông hoa?

Phương pháp giải :

Số bông hoa Bình có = Số bông hoa Hồng có x $\frac{3}{4}$

Tổng số hoa của Hồng và Bình = Số bông hoa Hồng có + Số bông hoa Bình có

Số bông hoa Huệ có = Tổng số hoa của Hồng và Bình x $\frac{3}{4}$

Lời giải chi tiết :

Bình có số bông hoa là:

32 x $\frac{3}{4}$ = 24 (bông)

Tổng số hoa của Hồng và Bình là:

32 + 24 = 56 (bông)

Huệ có số bông hoa là:

56 x $\frac{3}{4}$= 42 (bông)

Đáp số: 42 bông hoa

Câu 4 :

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 96 m, chiều rộng bằng $\frac{3}{4}$chiều dài. Người ta trồng rau trên mảnh đất đó. Biết rằng cứ 1 m2, người ta thu hoạch được $\frac{3}{4}$ kg rau. Hỏi người ta thu hoạch được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam rau trên mảnh đất đó?

Phương pháp giải :

- Tính chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật = Chiều dài x $\frac{3}{4}$

- Tính diện tích của mảnh đất hình chữ nhật = Chiều dài x Chiều rộng

- Tính số ki-lô-gam rau người ta thu hoạch được trên mảnh đất đó = Diện tích x $\frac{2}{3}$

Lời giải chi tiết :

Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:

96 x $\frac{3}{4}$= 72 (m)

Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là:

96 x 72 = 6 912 (m2)

Người ta thu hoạch được số ki-lô-gam rau trên mảnh đất đó là:

6912 x $\frac{2}{3}$ = 4 608 (kg)

Đáp số: 4 608 kg rau

Câu 5 :

Tính bằng cách thuận tiện.

a) $\frac{8}{5} + \frac{3}{6} + 2 + \frac{4}{5} + \frac{3}{2} + \frac{3}{5}$

b) $\frac{{1717}}{{3636}} \times \frac{{181818}}{{343434}}$ 

Phương pháp giải :

- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng

- Rút gọn phân số

Lời giải chi tiết :

$a)\frac{8}{5} + \frac{3}{6} + 2 + \frac{4}{5} + \frac{3}{2} + \frac{3}{5}$

$ = (\frac{8}{5} + \frac{4}{5} + \frac{3}{5}) + (\frac{1}{2} + \frac{3}{2}) + 2$

$ = \frac{{15}}{5} + \frac{4}{2} + 2$

= 3 + 2 + 2

= 7

\(b)\frac{{1717}}{{3636}} \times \frac{{181818}}{{343434}}\)

\( = \frac{{17 \times 101}}{{36 \times 101}} \times \frac{{18 \times 10101}}{{34 \times 10101}}\)

\( = \frac{{17}}{{36}} \times \frac{{18}}{{34}}\)

\( = \frac{{17}}{{18 \times 2}} \times \frac{{18}}{{17 \times 2}}\)

\( = \frac{{17 \times 18}}{{18 \times 2 \times 17 \times 2}}\)

\( = \frac{1}{4}\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"