\(\frac{7}{{10}}\) của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là:
- A Chia hình chữ nhật thành 10 phần, tô màu 7 phần
- B Chia hình chữ nhật thành 10 phần bằng nhau, tô màu 7 phần
- C Chia hình chữ nhật thành 7 phần, tô màu 10 phần
- D Chia hình chữ nhật thành 7 phần bằng nhau, tô màu 10 phần
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức đã học về phân số
\(\frac{7}{{10}}\) của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là: Chia hình chữ nhật thành 10 phần bằng nhau, tô màu 7 phần
Đáp án B.
Hồng nói hai phân số \(\frac{{48}}{{92}}\)và \(\frac{{36}}{{69}}\) bằng nhau, nhưng Lan lại nói chúng không bằng nhau. Em hãy cho biết bạn nào nói đúng?
- A Hồng nói đúng
- B Lan nói đúng
- C Cả hai bạn nói đúng
- D Không bạn nào nói đúng
Đáp án : A
So sánh hai phân số
Ta có:
\(\frac{{48}}{{92}} = \frac{{48:4}}{{92:4}} = \frac{{12}}{{23}}\)
\(\frac{{36}}{{69}} = \frac{{36:3}}{{69:3}} = \frac{{12}}{{23}}\)
Vậy \(\frac{{48}}{{92}} = \frac{{36}}{{69}}\). Bạn Hồng đã nói đúng.
Đáp án: A
Có bao nhiêu hình bình hành trong hình dưới đây:
- A 4 hình
- B 5 hình
- C 9 hình
- D 10 hình
Đáp án : C
Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Số hình bình hành tạo từ 1 hình bình hành: 4
- Số hình bình hành tạo từ 2 hình bình hành nhỏ: 4
- Số hình bình hành tạo từ 4 hình bình hành nhỏ: 1
Vậy hình bên có 9 hình bình hành
Đáp án C.
Sắp xếp các phân số \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}};\frac{7}{7};\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.
- A \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)
- B \(\frac{5}{2};\frac{7}{7};\frac{{12}}{{17}};\frac{{21}}{{18}};\frac{{132}}{{143}}\)
- C \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}};\frac{7}{7};\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}}\)
- D \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)
Đáp án : D
Ta có:
+) Các phân số bé hơn 1: \(\frac{{132}}{{143}};\frac{{12}}{{17}}\)
Ta so sánh \(\frac{{132}}{{143}} và \frac{{12}}{{17}}\)
\(\frac{{132}}{{143}} = \frac{{12}}{{13}};\frac{{12}}{{17}}\) là 2 phân số có tử số giống nhau (đều là 12); có mẫu số (13<17) nên \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{12}}{{13}}\)hay \(\frac{{12}}{{17}} < \frac{{132}}{{143}}\)
+) \(\frac{7}{7} = 1\)
+) Các phân số lớn hơn 1: \(\frac{5}{2};\frac{{21}}{{18}}\)
\(\frac{5}{2};\frac{{27}}{{18}} = \frac{3}{2}\) là 2 phân số có mẫu số giống nhau (đều là 2); có tử số (5>3) nên\(\frac{{27}}{{18}} < \frac{5}{2}\)
Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{{12}}{{17}};\frac{{132}}{{143}};\frac{7}{7};\frac{{21}}{{18}};\frac{5}{2}\)
Đáp án D.
Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng \(\frac{9}{8}\) số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ ?
- A 16 học sinh
- B 18 học sinh
- C 20 học sinh
- D 22 học sinh
Đáp án : B
Số học sinh nữ của lớp 4A = Số học sinh nam x \(\frac{9}{8}\)
Số học sinh nữ của lớp 4A là: 16 x \(\frac{9}{8}\) = 18 học sinh
Đáp án B.
Một hộp bóng có \(\frac{1}{2}\) số bóng màu đỏ, \(\frac{1}{3}\)số bóng màu xanh, còn lại là bóng màu vàng. Tìm phân số chỉ số bóng màu vàng.
- A \(\frac{5}{6}\)
- B \(\frac{1}{6}\)
- C \(\frac{2}{5}\)
- D \(\frac{3}{5}\)
Đáp án : B
- Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh = Phân số chỉ số bóng màu đỏ + Phân số chỉ số bóng màu xanh.
- Phân số chỉ số bóng màu vàng = Phân số chỉ tổng số bóng có trong hộp - Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh là:
\(\frac{1}{2}\)+\(\frac{1}{3}\)=\(\frac{5}{6}\)
Số bỏng màu đỏ và màu xanh chiếm \(\frac{5}{6}\) phần hộp bóng có nghĩa là: hộp bóng được chia ra làm 6 phần bằng nhau. Số bóng đỏ và xanh chiếm 5 phần. Còn lại là số bóng màu vàng. Ta có thể tính phân số chỉ số bóng màu vàng như sau:
\(\frac{6}{6}\)-\(\frac{5}{6}\)=\(\frac{1}{6}\) (phần) hoặc lấy 1-\(\frac{5}{6}\)=\(\frac{1}{6}\)
Đáp án B.
Tính
a) $4 + \frac{7}{{13}}:\frac{1}{2}$
b) $\frac{{13}}{{12}} \times \frac{4}{5} - \frac{1}{5}$
- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng hoặc trừ hai phân số sau khi quy đồng.
- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.
a) $4 + \frac{7}{{13}}:2$
$ = \frac{4}{1} + \frac{7}{{26}}$
$ = \frac{{111}}{{26}}$
b) $\frac{13}{12} \times \frac{4}{5} - \frac{1}{5}$
= $\frac{{13}}{{15}} - \frac{1}{5}$
=$\frac{{12}}{{15}} = \frac{3}{5}$
Tìm giá trị của ? biết rằng:
a) ? - \(\frac{5}{{14}} = \frac{3}{7}\)
b) \(\frac{2}{{11}}\) x ? \( = \frac{4}{5}\)
Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
a) ? - \(\frac{5}{{14}} = \frac{3}{7}\)
? = \(\frac{3}{7} + \frac{5}{{14}}\)
? = \(\frac{{11}}{{14}}\)
b) \(\frac{2}{{11}}\) x ? \( = \frac{4}{5}\)
? = \(\frac{4}{5}:\frac{2}{{11}}\)
? = \(\frac{4}{5} \times \frac{{11}}{2}\)=\(\frac{{22}}{5}\)
Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a) $\frac{2}{5}$ tạ = …….. kg
b) 710 030 dm2 = ……. dm2 …. mm2
c)$\frac{4}{5}$cm2 = ….… mm2
d) $\frac{5}{6}$ phút = ….… giây
Áp dụng cách đổi: 1 tạ = 100 kg
1 phút = 60 giây
1 dm2 = 10 000 mm2
1 cm2 = 100 mm2
a) $\frac{2}{5}$ tạ = 40 kg
b) 710 030 dm2 = 71 dm2 30 mm2
c) $\frac{4}{5}$cm2 = 80 mm2
d) $\frac{5}{6}$ phút = 50 giây
Cô giáo mua 40 quyển vở cho 3 tổ của lớp. Tổ 1 được \(\frac{1}{4}\) số vở, tổ 2 nhận được \(\frac{2}{5}\) số vở còn lại. Hỏi tổ 3 nhận được bao nhiêu quyển vở ?
Tính số quyển vở tổ 1 nhận được
Tính số quyển vở tổ 2 nhận được
Tính số quyển vở tổ 3 nhận được
Tổ 1 nhận được số quyển vở là:
40 x \(\frac{1}{4}\) = 10 (quyển)
Tổ 2 nhận được số quyền 1 vở là:
(40 - 10) x \(\frac{2}{5}\) = 12 (quyển)
Tổ 3 nhận được số quyển vở là:
40 - 10 - 12 = 18 (quyển)
Đáp số: 18 quyển vở
Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài là \(\frac{1}{5}\) m, chiều rộng là \(\frac{1}{6}\)m. Chia tấm bìa đó ra làm 3 phần bằng nhau. Tính diện tích của mỗi phần.
Diện tích của tấm bìa hình chữ nhật = Chiều dài x Chiều rộng
Diện tích của mỗi phần là: Diện tích tấm bìa : 3
Diện tích của tấm bìa là:
\(\frac{1}{5}\) x \(\frac{1}{6}\)= \(\frac{1}{{30}}\) (m²)
Diện tích của mỗi phần là:
\(\frac{1}{{30}}\) : 3 = \(\frac{1}{{90}}\) (m²)
Đáp số: \(\frac{1}{{90}}\) m²
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 125 x 17 x 5 x 16
b) \(\frac{5}{9} \times \frac{8}{{17}} + \frac{4}{9} \times \frac{8}{{17}}\)
- Áp dụng cộng thức: a x b + a x c = a x (b + c)
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân
a) 125 x 17 x 5 x 16
= 125 x 17 x 5 x 8 x 2
= (125 x 8) x (5 x 2) x 17
= 1 000 x 10 x 17
= 170 000
b)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{9} \times \frac{8}{{17}} + \frac{4}{9} \times \frac{8}{{17}}\\ = \frac{8}{{17}} \times \left( {\frac{5}{9} + \frac{4}{9}} \right)\\ = \frac{8}{{17}} \times 1\\ = \frac{8}{{17}}\end{array}\)