Câu 10
Cô Diệp có một chiếc ví hình chữ nhật có chiều dài 36cm, chiều rộng 15cm. Ngày 8/3, cô được con trai tặng một tấm thiệp tự làm hình bình hành có độ dài đáy là 20cm, chiều cao 15cm. Cô Diệp có thể để tấm thiệp đó vào ví được không? Nếu có thể sẽ phải đặt tấm thiệp như thế nào? So sánh diện tích mặt ngoài chiếc ví và tấm thiệp.
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính diện tích chiếc ví hình chữ nhật.
Bước 2: Tính diện tích tấm thiệp hình bình hành.
Bước 3: Từ đó trả lời câu hỏi đề bài.
Bước 4: So sánh diện tích chiếc ví và tấm thiệp.
Lời giải chi tiết:
Diện tích chiếc ví hình chữ nhật là: 36 x 15 = 540 (cm²)
Diện tích tấm thiệp hình bình hành là: 20 x 15 = 300 (cm²)
Vậy cô Diệp có thể để tấm thiệp đó vào ví và phải đặt chiều cao tấm thiệp cùng với chiều rộng chiếc ví.
Ta có 540 cm² > 300 cm², vậy diện tích mặt ngoài chiếc ví lớn hơn diện tích tấm thiệp.
Câu 11
Nhà Ngân vừa lắp một giá có ba khung gỗ đều là các hình bình hành. Độ dài đáy của mỗi hình bình hành là 54cm và chiều cao là 20cm.
a) Tính diện tích phần giá gỗ mà các hình bình hành đó tạo nên.
b) Ngân dùng chiếc giá đó để sách, mỗi cuốn sách có gáy sách vuông góc với cạnh đáy của giá. Anh trai Ngân để sách lên giá sao cho gáy sách sát với một cạnh của giá.
– Theo em, cách nào để được nhiều sách hơn?
– Tính tổng độ dày các cuốn sách tối đa có thể đặt vào giá theo mỗi cách.
Phương pháp giải:
a) Tính diện tích ba tấm gỗ hình bình hành.
b) Dựa vào cách tính ở phần a), trả lời yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích một khung gỗ là:
54 x 20 = 1080(cm²)
Diện tích phần giá gỗ mà các hình bình hành tạo nên là:
1080 x 3 = 3240 (cm²)
b)
- Cách xếp của anh trai Ngân để được nhiều sách hơn.
Tổng độ dày các cuốn sách tối đa có thể đặt vào giá theo cách xếp của Ngân là: 20 x 3 = 60cm.
Tổng độ dày các cuốn sách tối đa có thể đặt vào giá theo cách xếp của anh trai Ngân là: 54 x 3 = 162cm.